The Collectors

Câu 42 trang 167 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Câu hỏi: Tìm các giới hạn sau :

Câu a​

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \left( {{1 \over x} + {1 \over {{x^2}}}} \right)\)
Phương pháp giải:
Quy đồng mẫu thức tính giới hạn.
Lời giải chi tiết:
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \left( {{1 \over x} + {1 \over {{x^2}}}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} {{x + 1} \over {{x^2}}} = + \infty \)
vì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \left( {x + 1} \right) = 1 > 0,\) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} {x^2} = 0 \text{ và } {x^2} > 0,\forall x \ne 0\)

Câu b​

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to - 2} {{{x^3} + 8} \over {x + 2}}\)
Phương pháp giải:
Phân tích thành nhân tử, khử dạng vô định.
Lời giải chi tiết:
\(\eqalign{
& \mathop {\lim }\limits_{x \to - 2} {{{x^3} + 8} \over {x + 2}}\cr & = \mathop {\lim }\limits_{x \to - 2} {{\left({x + 2} \right)\left({{x^2} - 2x + 4} \right)} \over {x + 2}} \cr
& = \mathop {\lim }\limits_{x \to - 2} \left({{x^2} - 2x + 4} \right) = 12 \cr} \)

Câu c​

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to 9} {{3 - \sqrt x } \over {9 - x}}\)
Lời giải chi tiết:
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to 9} {{3 - \sqrt x } \over {9 - x}}\) \(= \mathop {\lim }\limits_{x \to 9} \frac{{3 - \sqrt x }}{{\left( {3 - \sqrt x } \right)\left({3 + \sqrt x } \right)}}\) \(= \mathop {\lim }\limits_{x \to 9} {1 \over {3 + \sqrt x }} = {1 \over 6}\)

Câu d​

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} {{2 - \sqrt {4 - x} } \over x}\)
Phương pháp giải:
Nhân cả tử và mẫu với biểu thức \(\left( {2 + \sqrt {4 - x} } \right)\).
Lời giải chi tiết:
\(\eqalign{
& \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} {{2 - \sqrt {4 - x} } \over x} \cr & = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\left({2 - \sqrt {4 - x} } \right)\left({2 + \sqrt {4 - x} } \right)}}{{x\left({2 + \sqrt {4 - x} } \right)}}\cr &= \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} {{4 - \left({4 - x} \right)} \over {x\left({2 + \sqrt {4 - x} } \right)}} \cr
& = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{x}{{x\left({2 + \sqrt {4 - x} } \right)}}\cr &= \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} {1 \over {2 + \sqrt {4 - x} }} = {1 \over 4} \cr} \)

Câu e​

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {{{x^4} - {x^3} + 11} \over {2x - 7}}\)
Lời giải chi tiết:
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {{{x^4} - {x^3} + 11} \over {2x - 7}}\)
\(= \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {x^3}\frac{{x - 1 + \frac{{11}}{{{x^3}}}}}{{x\left( {2 - \frac{7}{x}} \right)}} \) \(= \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {x^3}.\frac{{1 - \frac{1}{x} + \frac{{11}}{{{x^4}}}}}{{2 - \frac{7}{x}}}=+\infty\)
Vì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {x^3} = + \infty \) và \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{1 - \frac{1}{x} + \frac{{11}}{{{x^4}}}}}{{2 - \frac{7}{x}}} = \frac{1}{2} > 0\)
Cách khác:
42-167.jpg

Câu f​

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } {{\sqrt {{x^4} + 4} } \over {x + 4}}\)
Lời giải chi tiết:
Với \(x < 0\), ta có : \({{\sqrt {{x^4} + 4} } \over {x + 4}} = {{{x^2}\sqrt {1 + {4 \over {{x^4}}}} } \over {x + 4}} = x{{\sqrt {1 + {4 \over {{x^2}}}} } \over {1 + {4 \over x}}}\)
vì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } x = - \infty \) \(\text{ và }\) \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \frac{{\sqrt {1 + \frac{4}{{{x^2}}}} }}{{1 + \frac{4}{x}}} = 1 > 0\)
nên \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } {{\sqrt {{x^4} + 4} } \over {x + 4}} = - \infty \)
Rất tiếc, câu hỏi này chưa có lời giải chi tiết. Bạn ơi, đăng nhập và giải chi tiết giúp zix.vn nhé!!!
 

B. Giới hạn của hàm số. Hàm số liên tục

Quảng cáo

Back
Top