The Collectors

Bài 1.20 trang 31 SBT hình học 10

Câu hỏi: Tìm giá trị của \(m\) sao cho \(\overrightarrow a  = m\overrightarrow b \) trong các trường hợp sau:

Câu a​

\(\overrightarrow a  = \overrightarrow b  \ne \overrightarrow 0 \);
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất của tích một số với một véc tơ.
Giải chi tiết:
Do \(\overrightarrow a  = m\overrightarrow b \) và \(\overrightarrow a  = \overrightarrow b \) nên \(\overrightarrow b  = m\overrightarrow b  \Leftrightarrow \left( {1 - m} \right)\overrightarrow b  = \overrightarrow 0 \)
Mà \(\overrightarrow b  \ne \overrightarrow 0 \) nên \(1 - m = 0 \Leftrightarrow m = 1\).

Câu b​

\(\overrightarrow a  = \overrightarrow { - b} \) và \(\overrightarrow a  \ne \overrightarrow 0 \);
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất của tích một số với một véc tơ.
Giải chi tiết:
Do \(\overrightarrow a  = m\overrightarrow b \) và \(\overrightarrow a  =  - \overrightarrow b \) nên \(- \overrightarrow b  = m\overrightarrow b  \Leftrightarrow \left( {m + 1} \right)\overrightarrow b  = \overrightarrow 0 \)
Mà \(\overrightarrow b  \ne \overrightarrow 0 \) nên \(m + 1 = 0 \Leftrightarrow m =  - 1\)

Câu c​

\(\overrightarrow a ,\overrightarrow b \) cùng hướng và \(\left| {\overrightarrow a } \right| = 20,\left| {\overrightarrow b } \right| = 5\);
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất của tích một số với một véc tơ.
Giải chi tiết:
Do \(\overrightarrow a \) và \(\overrightarrow b \) cùng hướng nên \(m > 0\).
Mà \(20 = \left| {\overrightarrow a } \right| = \left| {m\overrightarrow b } \right| = \left| m \right|.\left| {\overrightarrow b } \right| = m. 5\) \(\Leftrightarrow m = 4\).

Câu d​

\(\overrightarrow a ,\overrightarrow b \) ngược hướng và \(\left| {\overrightarrow a } \right| = 5,\left| {\overrightarrow b } \right| = 15\);
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất của tích một số với một véc tơ.
Giải chi tiết:
Do \(\overrightarrow a \) và \(\overrightarrow b \) ngược hướng nên \(m < 0\).
Mà \(5 = \left| {\overrightarrow a } \right| = \left| {m\overrightarrow b } \right| = \left| m \right|.\left| {\overrightarrow b } \right| =  - m. 15\) \(\Leftrightarrow m =  - \dfrac{1}{3}\).

Câu e​

\(\overrightarrow a  = \overrightarrow 0 ,\overrightarrow b  \ne \overrightarrow 0 \);
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất của tích một số với một véc tơ.
Giải chi tiết:
Do \(\overrightarrow a  = m\overrightarrow b \) và \(\overrightarrow a  = \overrightarrow 0 \) nên \(\overrightarrow 0  = m\overrightarrow b \).
Mà \(\overrightarrow b  \ne \overrightarrow 0 \) nên \(m = 0\).

Câu g​

\(\overrightarrow a  \ne \overrightarrow 0 ,\overrightarrow b  = \overrightarrow 0 \);
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất của tích một số với một véc tơ.
Giải chi tiết:
Nếu \(\overrightarrow b  = \overrightarrow 0 \) thì \(\overrightarrow a  = m\overrightarrow b  = \overrightarrow 0 \) vô lý do \(\overrightarrow a  \ne \overrightarrow 0 \).
Vậy không có giá trị nào của \(m\) thỏa mãn bài toán.

Câu h​

\(\overrightarrow a  = \overrightarrow 0 ,\overrightarrow b  = \overrightarrow 0 \).
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất của tích một số với một véc tơ.
Giải chi tiết:
Nếu \(\overrightarrow b  = \overrightarrow 0 \) thì \(\overrightarrow a  = m\overrightarrow b  = \overrightarrow 0 \) nên với mọi \(m \in \mathbb{R}\) đều thỏa mãn bài toán.
Rất tiếc, câu hỏi này chưa có lời giải chi tiết. Bạn ơi, đăng nhập và giải chi tiết giúp zix.vn nhé!!!
 

Quảng cáo

Back
Top