The Collectors

Bài 3 trang 70 SGK Đại số 10

Câu hỏi: Giải các phương trình

Câu a​

\(\sqrt {x - 5}  + x = \sqrt {x - 5}  + 6\)
Phương pháp giải:
+) Tìm TXĐ của phương trình.
+) Biến đổi và giải phương trình.
+) Đối chiếu với TXĐ và kết luận nghiệm.
Lời giải chi tiết:
\(\sqrt {x - 5}  + x = \sqrt {x - 5}  + 6\)
ĐKXĐ: \(x - 5 \ge 0 \Leftrightarrow x \ge 5\)
\(\sqrt {x - 5}  + x = \sqrt {x - 5}  + 6 ⇔ x = 6\) ( thỏa mãn)
Tập nghiệm \(S = {\rm{\{ }}6\} \)

Câu b​

\(\sqrt {1 - x}  + x = \sqrt {x-1}  + 2\)
Phương pháp giải:
+) Tìm TXĐ của phương trình.
+) Biến đổi và giải phương trình.
+) Đối chiếu với TXĐ và kết luận nghiệm.
Lời giải chi tiết:
\(\sqrt {1 - x}  + x = \sqrt {x-1}  + 2\)
ĐKXĐ:
\(\left\{ \begin{array}{l}
1 - x \ge 0\\
x - 1 \ge 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x \le 1\\
x \ge 1
\end{array} \right. \Leftrightarrow x = 1\)
Thay \(x = 1\) vào phương trình ta được: \(VT=\sqrt {1 - 1}  + 1=1\)
\(VP= \sqrt {1-1}  + 2=2\)
Do VT\(\ne\)VP nên \(x = 1\) không là nghiệm đúng phương trình.
Vậy phương trình vô nghiệm.

Câu c​

\({{{x^2}} \over {\sqrt {x - 2} }} = {8 \over {\sqrt {x - 2} }}\)
Phương pháp giải:
+) Tìm TXĐ của phương trình.
+) Biến đổi và giải phương trình.
+) Đối chiếu với TXĐ và kết luận nghiệm.
Lời giải chi tiết:
\({{{x^2}} \over {\sqrt {x - 2} }} = {8 \over {\sqrt {x - 2} }}\)
ĐKXĐ: \(x - 2 > 0 \Leftrightarrow x>2\)
\(⇔ {{{x^2} - 8} \over {\sqrt {x - 2} }} = 0\)
\(\Rightarrow {x^2} - 8 = 0\)\( \Leftrightarrow \left[ \matrix{
x = 2\sqrt 2 \text{(thỏa mãn)} \hfill \cr 
x = - 2\sqrt 2 \text{ (loại)} \hfill \cr} \right.\)
Tập nghiệm \(S = \{ 2\sqrt 2 \} \)

Câu d​

\(3 + \sqrt {2 - x}  = 4{x^2} - x + \sqrt {x - 3} \)
Phương pháp giải:
+) Tìm TXĐ của phương trình.
+) Biến đổi và giải phương trình.
+) Đối chiếu với TXĐ và kết luận nghiệm.
Lời giải chi tiết:
\(3 + \sqrt {2 - x}  = 4{x^2} - x + \sqrt {x - 3} \)
ĐK:
\(\left\{ \begin{array}{l}
2 - x \ge 0\\
x - 3 \ge 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x \le 2\\
x \ge 3
\end{array} \right. \) \(\Leftrightarrow x \in \emptyset \)
Do đó TXĐ của phương trình là D=\(\emptyset \)
Vậy phương trình vô nghiệm.
Rất tiếc, câu hỏi này chưa có lời giải chi tiết. Bạn ơi, đăng nhập và giải chi tiết giúp zix.vn nhé!!!
 

Quảng cáo

Back
Top