The Collectors

Bài 3.21 trang 172 SBT giải tích 12

Câu hỏi: Giả sử hàm số \(f\left( x \right)\) liên tục trên đoạn \(\left[ { - a; a} \right]\). Chứng minh rằng:
\(\int\limits_{ - a}^a {f(x)dx = } \left\{ \begin{array}{l}2\int\limits_0^a {f(x)dx} \left(1 \right)\\0, \left(2 \right)\end{array} \right.\)
(1): nếu \(f\) là hàm số chẵn.
(2): nếu \(f\) là hàm số lẻ.
Áp dụng để tính: \(\int\limits_{ - 2}^2 {\ln \left( {x + \sqrt {1 + {x^2}} } \right)dx} \)
Phương pháp giải
Đổi biến tính tích phân rồi suy ra điều phải chứng minh.
Lời giải chi tiết
Giả sử hàm số \(f\left( x \right)\) là hàm số chẵn trên đoạn \(\left[ { - a; a} \right]\), ta có: \(\int\limits_{ - a}^a {f(x)dx}  = \int\limits_{ - a}^0 {f(x)dx}  + \int\limits_0^a {f(x)dx} \)
Đổi biến \(x =  - t\) đối với tích phân \(\int\limits_{ - a}^0 {f(x)dx} \), ta được:
\(\int\limits_{ - a}^0 {f(x)dx}  =  - \int\limits_a^0 {f(- t)dt} \)\(= \int\limits_0^a {f(t)dt}  = \int\limits_0^a {f(x)dx} \)
Vậy \(\int\limits_{ - a}^a {f(x)dx = 2\int\limits_0^a {f(x)dx} } \)
Trường hợp sau chứng minh tương tự.
Áp dụng:
Ta có: \(g( - x) = \ln \left({ - x + \sqrt {1 + {{\left( { - x} \right)}^2}} } \right)\)\(= \ln \left( { - x + \sqrt {1 + {x^2}} } \right)\) \(= \ln \left( {\dfrac{1}{{x + \sqrt {1 + {x^2}} }}} \right)\) \(=  - \ln \left( {x + \sqrt {1 + {x^2}} } \right) =  - g\left(x \right)\)
Nên \(g(x) = \ln \left({x + \sqrt {1 + {x^2}} } \right)\) là hàm số lẻ trên đoạn \(\left[ { - 2; 2} \right]\) nên \(\int\limits_{ - 2}^2 {g(x)dx = 0} \)
 

Quảng cáo

Back
Top