The Collectors

Bài 2.5, 2.6, 2.7, 2.8 phần bài tập bổ sung trang 109 SBT toán 9 tập 1

Câu hỏi: Xét hình bs. 4. Tìm đẳng thức đúng trong các bài từ 2.5 đến 2.8.
1627061870174.png

Bài 2.5​

(A) \(\sin \alpha = \sin \beta \);
(B) \(\sin \alpha = \cos \beta\);
(C) \(\sin \alpha = tg\beta \);
(D) \(\sin \alpha = {\mathop{\rm cotg}\nolimits} \beta \).
Phương pháp giải:
Với hai góc \(\alpha ,\beta \) sao cho \(\alpha + \beta = 90^\circ \)
Ta có: \(\sin \alpha = \cos \beta ;\) \(\sin \beta = \cos \alpha ;\)\(\tan \alpha = \cot \beta ;\) \(\tan \beta = \cot \alpha. \)
Lời giải chi tiết:
Đặt tên hình như hình dưới đây (sử dụng cho các bài 2.5 đến 2.8):
1627061872654.png
Xét tam giác ABC vuông tại A, ta có:
\(\alpha + \beta = 90^\circ \)
Vậy \(\alpha, \beta\) là hai góc phụ nhau:
\(\sin \alpha = c{\rm{os}}\beta. \)
Vậy đáp án đúng là (B).

Bài 2.6​

(A) \(\cos \alpha = \cos \beta \);
(B) \(\cos \alpha = tg\beta \);
(C) \(\cos \alpha = {\mathop{\rm cotg}\nolimits} \beta \);
(D) \(\cos \alpha = \sin \beta \)
Phương pháp giải:
Với hai góc \(\alpha ,\beta \) sao cho \(\alpha + \beta = 90^\circ \)
Ta có: \(\sin \alpha = \cos \beta ;\) \(\sin \beta = \cos \alpha ;\)\(\tan \alpha = \cot \beta ;\) \(\tan \beta = \cot \alpha. \)
Lời giải chi tiết:
Xét tam giác vuông ABC ta có:
\(\alpha + \beta = 90^\circ \)
Vậy \(\alpha, \beta\) là hai góc phụ nhau:
\(\cos \alpha = s{\rm{in}}\beta. \)
Vậy đáp án đúng là (D).

Bài 2.7​

(A) \(tg\alpha = tg\beta \);
(B) \(tg\alpha = cotg\beta \);
(C) \(tg\alpha = \sin \beta \);
(D) \(tg\alpha = \cos \beta \).
Phương pháp giải:
Với hai góc \(\alpha ,\beta \) sao cho \(\alpha + \beta = 90^\circ \)
Ta có: \(\sin \alpha = \cos \beta ;\) \(\sin \beta = \cos \alpha ;\)\(\tan \alpha = \cot \beta ;\) \(\tan \beta = \cot \alpha. \)
Lời giải chi tiết:
Xét tam giác ABC ta có:
\(\alpha + \beta = 90^\circ \)
Vậy \(\alpha, \beta\) là hai góc phụ nhau:
\(\ tg \alpha = c{\rm{otg}}\beta. \)
Vậy đáp án đúng là (B).

Bài 2.8​

(A) \(\cot g\alpha = tg\beta \);
(B) \(\cot g\alpha = cotg\beta \);
(C) \(\cot g\alpha = \cos \beta \);
(D) \(\cot g\alpha = \sin \beta \).
Phương pháp giải:
Với hai góc \(\alpha ,\beta \) sao cho \(\alpha + \beta = 90^\circ \)
Ta có: \(\sin \alpha = \cos \beta ;\) \(\sin \beta = \cos \alpha ;\)\(\tan \alpha = \cot \beta ;\) \(\tan \beta = \cot \alpha. \)
Lời giải chi tiết:
Xét tam giác ABC ta có:
\(\alpha + \beta = 90^\circ \)
Vậy \(\alpha, \beta\) là hai góc phụ nhau:
\(\ cotg \alpha = t{\rm{g}}\beta. \)
Vậy đáp án đúng là (A).
Rất tiếc, câu hỏi này chưa có lời giải chi tiết. Bạn ơi, đăng nhập và giải chi tiết giúp zix.vn nhé!!!
 

Bài 2. Tỉ số lượng giác của góc nhọn

Quảng cáo

Back
Top