The Collectors

Bài 15 trang 78 SGK Đại số và Giải tích 11

Câu hỏi: Gieo một đồng tiền cân đối và đồng chất bốn lần. Xác suất để cả bốn lần xuất hiện mặt sấp là:
A. \({4 \over {16}}\)
B. \({2 \over {16}}\)
C. \({1 \over {16}}\)
D. \({6 \over {16}}\)
Phương pháp giải
Tính số phần tử của không gian mẫu \(n\left( \Omega  \right)\).
Tính số phần tử củ biến cố A: \(n\left( A \right)\).
Tính xác suất của biến cố A: \(P\left( A \right) = \frac{{n\left(A \right)}}{{n\left(\Omega  \right)}}\)
Lời giải chi tiết
Mỗi đồng tiền có 2 khả năng (hoặc ngửa (N) hoặc sấp (S)). Do đó ta có: \(n(\Omega) = 2.2.2.2 = 16\)
Gọi \(A\) là biến cố: "Cả bốn lần xuất hiện mặt sấp" \(\Rightarrow A = \left\{{SSSS}\right\}\)
\( \Rightarrow n(A) = 1 \Rightarrow P(A) = {1 \over {16}}\)
Đáp án C.
 

Quảng cáo

Back
Top