[2013] Bài tập Điện xoay chiều trong các đề thi thử Vật lí

Tăng Hải Tuân

Well-Known Member
Administrator
Hôm nay mình lập topic nhằm có một cái nhìn tổng quan về bài tập Điện xoay chiều trong các đề thi thử, đặc biệt là đề thi thử các trường Chuyên trên cả nước, mong các bạn tham gia nhiệt tình ^^!
Nội quy của topic như sau:
Thứ nhất: Thực hiện đúng nội quy của diễn đàn tại đây
Thứ hai: Các bài post phải đánh số thứ tự, và phải trình bày theo mẫu sau:
(có được bằng cách ấn vào nút LB trên khung soạn thảo)
Bài x. (Đề thi thử lần y, trường z)
Đề bài viết ở đây
A. Đáp án A viết ở đây
B. Đáp án B viết ở đây
C. Đáp án C viết ở đây
D. Đáp án D viết ở đây
Mã:
Chú ý
[b][color=blue]Bài x.[/color][/b] (Đề thi thử lần y, trường z)
Đề bài viết ở đây
[b][color=blue]A.[/color][/b] Đáp án A viết ở đây
[b][color=blue]B.[/color][/b] Đáp án B viết ở đây
[b][color=blue]C.[/color][/b] Đáp án C viết ở đây
[b][color=blue]D.[/color][/b] Đáp án D viết ở đây
Thứ ba: Phải giải quyết xong bài trước đó, rồi mới post bài tiếp theo.
 
Bài 15. Chuyên Thái Bình 5/2012
Đặt điện áp xoay chiều $u=120\sqrt{6}\cos\omega t$(V) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM, MB mắc nối tiếp. Đoạn AM là cuộn dây có điện trở thuần r, độ tự cảm L, đoạn MB gồm điện trở thuần mắc nối tiếp vớitụ C. Điện áp hiệu dụng trên đoạn MB gấp đôi điện áp hiệu dụng trên R và cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là 0,5A. Điện áp trên MB lệch pha $\dfrac{\pi}{2}$ so với điện áp hai đầu đoạn mạch. Công suất tiêu thụ toàn mạch bằng?
A. 150 W
B. 90 W
C. 20 W
D. 100 W
 
Bài 15. Chuyên Thái Bình 5/2012
Đặt điện áp xoay chiều $u=120\sqrt{6}\cos \omega t$(V) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM, MB mắc nối tiếp. Đoạn AM là cuộn dây có điện trở thuần r, độ tự cảm L, đoạn MB gồm điện trở thuần mắc nối tiếp vớitụ C. Điện áp hiệu dụng trên đoạn MB gấp đôi điện áp hiệu dụng trên R và cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là 0,5A. Điện áp trên MB lệch pha $\dfrac{\pi }{2}$ so với điện áp hai đầu đoạn mạch. Công suất tiêu thụ toàn mạch bằng?
A. 150 W
B. 90 W
C. 20 W
D. 100 W
Bài làm:
Xét đoạn mạch MB có điện áp hiệu dụng gấp đôi điện áp hiệu dung trên R suy ra góc giữa $U_{MB}$ và i là $60^0$
Suy ra độ lệch pha $\varphi =30^0$
Ta có:
\[ P=U. I. \Cos \varphi=90W\]
Chọn B
 
Bài 16 (chuyên Lê Quý Đôn lần 2-2013)
Cho đoạn mạch gồm $R=40 \Omega$ nối tiếp với cuộn cảm thuần $ L=\dfrac{0,4}{\pi}(H)$. Điện áp tức thời 2 đầu đoạn mạch $u=80\cos(100\pi t-\dfrac{\pi}{4})(V)$. Xác định giá trị cường độ dòng điện tức thời trong mạch tại thời điểm điện áp tức thời hai đầu cuộn dây là $20\sqrt{2}(V)$
A. $\dfrac{\sqrt{6}}{2}A$
B. $\sqrt{3}A$
C. $3A$
D. $2A$
 
Bài 16 (chuyên Lê Quý Đôn lần 2-2013)
Cho đoạn mạch gồm $R=40 \Omega $ nối tiếp với cuộn cảm thuần $ L=\dfrac{0,4}{\pi }\left(H\right)$. Điện áp tức thời 2 đầu đoạn mạch $u=80\cos \left(100\pi t-\dfrac{\pi }{4}\right)\left(V\right)$. Xác định giá trị cường độ dòng điện tức thời trong mạch tại thời điểm điện áp tức thời hai đầu cuộn dây là $20\sqrt{2}\left(V\right)$
A. $\dfrac{\sqrt{6}}{2}A$
B. $\sqrt{3}A$
C. $3A$
D. $2A$
Lời giải:
  • Ta có: $I_o=\sqrt{2}$
  • $U_{oL}=40\sqrt{2}$
  • $u_L$ vuông pha với i: $$\dfrac{u^2}{U^2_{oL}}+\dfrac{i^2}{I^2_o}=1\Rightarrow i=\dfrac{\sqrt{6}}{2}.$$
Chọn A
 
Bài 17. (Đề thi thử lần 2-2013, chuyên Vinh)
Đặt một điện áp $u=U\sqrt{2}\cos \left(100\pi t +\varphi \right)\left(V\right)$ vào hai đầu đoạn mạch gồm động cơ điện xoay chiều nối tiếp cuộn dây thì thấy động cơ hoạt động bình thường (đạt định mức). Khi đó điện áp 2 đầu cuộn dây sớm pha hơn dòng điện là $60^0$ và có giá trị hiệu dụng là $60\sqrt{2}$. Trên động cơ có ghi $60V-50Hz$, $\cos \varphi =0,966$. $U=?$
A. $60 \sqrt{5}V$
B. $60 \sqrt{10}V$
C. $60 \sqrt{2}V$
D. $60 \sqrt{3}V$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài 17. (Đề thi thử lần 2-2013, chuyên Vinh)
Đặt một điện áp $u=U\sqrt{2}\cos \left(100\pi t +\varphi \right)\left(V\right)$ vào hai đầu đoạn mạch gồm động cơ điện xoay chiều nối tiếp cuộn dây thì thấy động cơ hoạt động bình thường ( đạt định mức). Khi đó điện áp 2 đầu cuộn dây sớm pha hơn dòng điện là $60^0$ và có giá trị hiệu dụng là $60\sqrt{2}$. Trên động cơ có ghi $60V-50Hz$, $\cos \varphi =0,966$. $U=?$
A. $60 \sqrt{5}V$
B. $60 \sqrt{10}V$
C. $60 \sqrt{2}V$
D. $60 \sqrt{3}V$

Cái dở nhất của câu này là dùng cái giá trị $\varphi$ quá tùy tiện, nó xuất hiện ở trên phần cho điện áp $u=U\sqrt{2}\cos \left(100\pi t +\varphi \right)\left(V\right)$, đến cuối bài thêm lần nữa dễ gây hiểu nhầm cho học sinh!
Bài làm
Dùng giản đồ vecto ta có ngay
$U=\sqrt{U_{cd}^2+U_{dc}^2 + 2U_{cd}. U_{dc}.\cos \left(60^0-\varphi\right)}$.
Xét 2 trường hợp động cơ sớm pha và chậm pha hơn so với dòng điện ứng với góc $\varphi$ lần lượt là $15^0$ và $-15^0$ ta được đáp án thỏa mãn $U=60 \sqrt{5}V$.
Chọn A
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài 18.Người thầy lần 3, 2013.
Đặt điện áp $u=25\sqrt{6}\sin100\pi t(V)$ vào hai đầu đoạn mạch AB gồm 3 đoạn mạch AM, MN, và NB mắc nối tiếp. Trong đó đoạn AM chứa cuộn dây, MN chứa tụ C và NB chứa điện trở thuần R biến thiên. Biết $C=\dfrac{2.10^{-4}}{\pi\sqrt{3}} F$, với một giá trị R xác định thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch bằng 0,5A, $u_{AN}$ trễ pha $\dfrac{\pi}{6}$ so với $u_{AB}$, $u_{AM}$ lệch pha $\dfrac{\pi}{2}$ so với $u_{AB}$. Xác định điện trở thuần của cuộn dây?
A. $25 \Omega$
B. $26 \Omega$
C. $21 \Omega$
D. $22 \Omega$
 
Bài 18.Người thầy lần 3, 2013.
Đặt điện áp $u=25\sqrt{6}\sin100\pi t(V)$ vào hai đầu đoạn mạch AB gồm 3 đoạn mạch AM, MN, và NB mắc nối tiếp. Trong đó đoạn AM chứa cuộn dây, MN chứa tụ C và NB chứa điện trở thuần R biến thiên. Biết $C=\dfrac{2.10^{-4}}{\pi\sqrt{3}} F$, với một giá trị R xác định thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch bằng 0,5A, $u_{AN}$ trễ pha $\dfrac{\pi}{6}$ so với $u_{AB}$, $u_{AM}$ lệch pha $\dfrac{\pi}{2}$ so với $u_{AB}$. Xác định điện trở thuần của cuộn dây?
A. $25 \Omega$
B. $26 \Omega$
C. $21 \Omega$
D. $22 \Omega$
Lời giải:
• Ta có tam giác tạo bởi $\vec{u_{AM}}, \vec{u_{AN}}, \vec{u_{MN}}$ là tam giác cân $\Rightarrow r=\dfrac{Z_C}{2}.tan30=25(\Omega)$
 
Bài 19 .(Đề thi thử Huỳnh Thúc Kháng lần 2)
Điện năng được trải trực tiếp từ máy phát điện đến nơi tiêu thụ nhờ dây dẫn chỉ có điện trở thuần R = 40 $\Omega$. Nơi tiêu thụ điện tiêu thụ một công suất 200 kW với hệ số công suất bằng 1 và điện áp hiệu dụng bằng 500 V thì hao phí trên đường dây quá lớn. Để đảm bảo hiệu suất truyền tải là 92,6% (xấp xỉ bằng $\dfrac{25}{27}$) mà vẫn đảm bảo công suất nơi tiêu thụ và điện áp hiệu dụng không đổi, người ta đặt một máy biến áp ở nơi tiêu thụ, động thời đặt máy biến áp ở nơi phát điện. Bỏ qua hao phí ở các máy biến áp và coi dòng điện cùng pha với các điện áp, máy biến áp ở nới phát điện có hệ số biến đổi $k_1$=0,1. Điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến áp nơi phát điện là:
A. 16,5 kV
B. 1,65 kV
C. 1,8 kV
D. 1.08 kV
 
Bài 20: ( Đề thi thử lần 2-2012 Yên Mô B)
Đoạn mạch AB gồm đoạn AM và MB ghép nối tiếp, đoạn AM chỉ có điện trở thuần R, đoạn MB gồm cuộn dây và tụ điện ghép nối tiếp. Đặt giữa M và B một vôn kế lý tưởng, đặt giữa hai bản tụ điện một khoá K. Ban đầu đặt vào giữa hai đầu AB một điện áp một chiều khi K mở vôn kế chỉ $100V$, còn khi K đóng thì vôn kế chỉ $25V$. Khi đặt giữa hai đầu AB một điện áp xoay chiều có tần số và giá trị hiệu dụng không đổi thì khi K đóng hay mở cường độ dòng điện có cùng một giá trị còn điện áp giữa hai đầu vôn kế trong hai trường hợp này lệch pha nhau một góc $\dfrac{\pi}{2}$.Bỏ qua điện trở dây nối và khoá K. Hệ số công suất của mạch điện khi K đóng và mở trong trường hợp đặt điện áp xoay chiều hai đầu mạch là:
A. $ \cos\phi_1=\cos\phi_2=\dfrac{4}{\sqrt{17}}$
B. $ \cos\phi_1=\cos\phi_2=\dfrac{2}{\sqrt{17}}$
C. $ \cos\phi_1=\cos\phi_2=\dfrac{2}{\sqrt{15}}$
D. $ \cos\phi_1=\cos\phi_2=\dfrac{4}{\sqrt{15}}$
Bài khá là hay. :D
 
Bài 20: ( Đề thi thử lần 2-2012 Yên Mô B)
Đoạn mạch AB gồm đoạn AM và MB ghép nối tiếp, đoạn AM chỉ có điện trở thuần R, đoạn MB gồm cuộn dây và tụ điện ghép nối tiếp. Đặt giữa M và B một vôn kế lý tưởng, đặt giữa hai bản tụ điện một khoá K. Ban đầu đặt vào giữa hai đầu AB một điện áp một chiều khi K mở vôn kế chỉ $100V$, còn khi K đóng thì vôn kế chỉ $25V$. Khi đặt giữa hai đầu AB một điện áp xoay chiều có tần số và giá trị hiệu dụng không đổi thì khi K đóng hay mở cường độ dòng điện có cùng một giá trị còn điện áp giữa hai đầu vôn kế trong hai trường hợp này lệch pha nhau một góc $\dfrac{\pi}{2}$.Bỏ qua điện trở dây nối và khoá K. Hệ số công suất của mạch điện khi K đóng và mở trong trường hợp đặt điện áp xoay chiều hai đầu mạch là:
A. $ \cos\phi_1=\cos\phi_2=\dfrac{4}{\sqrt{17}}$
B. $ \cos\phi_1=\cos\phi_2=\dfrac{2}{\sqrt{17}}$
C. $ \cos\phi_1=\cos\phi_2=\dfrac{2}{\sqrt{15}}$
D. $ \cos\phi_1=\cos\phi_2=\dfrac{4}{\sqrt{15}}$
Bài khá là hay. :D

U 1 chiều:
K mở: Mạch hở số chỉ vôn kế là điện áp đầu mạch $\rightarrow U_{AB} = 100V$
K đóng: $\dfrac{U_L}{U_R} = \dfrac{25}{75} \rightarrow 3r = R$
$r$ là điện trở trong của cuộn dây

U xoay chiều:
Do khi K mở hay đóng thì dòng điện có cùng 1 giá trị nên ta có: $2Z_L = Z_C$
Điện áp giữa hai đầu vôn kế lệch nhau $90^0$ nên:
$\dfrac{Z_L}{r} = \dfrac{r}{Z_C - Z_L} = \dfrac{r}{Z_L}$
$\rightarrow r = Z_L \rightarrow Z_C = 2r$

Vậy: $\cos\phi = \dfrac{r + 3r}{\sqrt{17r^2}} = \dfrac{4}{\sqrt{17}}$

Chọn A
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài 19 .(Đề thi thử Huỳnh Thúc Kháng lần 2)
Điện năng được trải trực tiếp từ máy phát điện đến nơi tiêu thụ nhờ dây dẫn chỉ có điện trở thuần R = 40 $\Omega $. Nơi tiêu thụ điện tiêu thụ một công suất 200 kW với hệ số công suất bằng 1 và điện áp hiệu dụng bằng 500 V thì hao phí trên đường dây quá lớn. Để đảm bảo hiệu suất truyền tải là 92,6% (xấp xỉ bằng $\dfrac{25}{27}$) mà vẫn đảm bảo công suất nơi tiêu thụ và điện áp hiệu dụng không đổi, người ta đặt một máy biến áp ở nơi tiêu thụ, động thời đặt máy biến áp ở nơi phát điện. Bỏ qua hao phí ở các máy biến áp và coi dòng điện cùng pha với các điện áp, máy biến áp ở nới phát điện có hệ số biến đổi $k_1$=0,1. Điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến áp nơi phát điện là:
A. 16,5 kV
B. 1,65 kV
C. 1,8 kV
D. 1.08 kV
Lời giải.
Khi chưa có biếp áp. Ta có: $I = \dfrac{P}{U}=400A$
Khi có biến áp.
Ở nơi tiêu thụ. $H = \dfrac{P_{tt}}{P} \Rightarrow P = \dfrac{200}{0,926}=216kW$ $\Rightarrow \Delta P = 216-200 =16kW =I^2.R $
$\Rightarrow I =20A$
$\Rightarrow \dfrac{U_1}{U_2}=\dfrac{I_2}{I_1}=\dfrac{400}{20} \Rightarrow U_1 = 10000V$
Tại nơi truyền. $U_2' = U_1+ \Delta U = 10000+20.40=10800V$
Suy ra $U_1' = \dfrac{U_2'}{K_1} = 108000 =10,8KV$
Đáp án D
 
Bài 21.( Lần 1. Huỳnh Thúc Kháng)
Đoạn mạch AB gồm đoạn mạch AN và đoạn mạch NB mắc nối tiếp. Đoạn AN chưa điện trở thuần mắc nối tiếp với cuộn cảm, đoạn NB chỉ chứa tụ điện. Giấ trị của các phần tủ không đổi. Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB điện áp không đổi, nhưng tần số thay đổi được.Khi $f=60Hz$ thì hệ số công suất của đoạn AN là 0,6. Hệ số công suất của đoạn mạch AB là 0,8. Để điện áp hai đầu đoạn mạch lệch pha $90^0$ so với điện áp hai đầu tụ thì tần số điện áp là
A. 100 Hz
B. 48 Hz
C. 75 Hz
D. 50 Hz
 
Bài 21.( Lần 1. Huỳnh Thúc Kháng)
Đoạn mạch AB gồm đoạn mạch AN và đoạn mạch NB mắc nối tiếp. Đoạn AN chưa điện trở thuần mắc nối tiếp với cuộn cảm, đoạn NB chỉ chứa tụ điện. Giấ trị của các phần tủ không đổi. Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB điện áp không đổi, nhưng tần số thay đổi được.Khi $f=60Hz$ thì hệ số công suất của đoạn AN là 0,6. Hệ số công suất của đoạn mạch AB là 0,8. Để điện áp hai đầu đoạn mạch lệch pha $90^0$ so với điện áp hai đầu tụ thì tần số điện áp là
A. 100 Hz
B. 48 Hz
C. 75 Hz
D. 50 Hz
Bài làm:
Ta có:
$$\dfrac{Z_{L_1}}{R+r}=\dfrac{4}{3}.$$
Và:
Hoặc:
$$\dfrac{Z_{C_1}=Z_{L_1}}{R}=\dfrac{3}{4}.$$
Hoặc
$$\dfrac{Z_{L_1}=Z_{C_1}}{R}=\dfrac{3}{4}.$$
$$\Rightarrow16Z_{C_1}=25Z_{L_1}(1).$$
Hoặc:
$$16Z_{C_1}=7Z_{L_1}(2).$$
Từ (1):
$$\dfrac{16}{C\omega_1} =25L\omega.$$
Kết hợp với $$LC.\omega_2=1.$$
Ta có:
$$\dfrac{f_1}{f_2}=0,8.$$
$$\Rightarrow f_1=48.$$
(2) không xảy ra.
Vậy chọn $B$.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài 22: ( CHuyên ĐHV lần 3-2012)
Giả sử công suất cung cấp cho động cơ không đồng bộ ba pha không đổi. Khi roto quay với tốc độc $\omega_1$ hoặc $\omega_2$. $\omega_1 < \omega_2$ thì dòng điện cảm ứng trong khung dây của roto lần lượt là $I_1 , I_2$ . Ta có
$A. I_1=I_2 \neq 0$
$B.I_1=I_2=0$
$C.I_1 >I_2$
$D.I_1<I_2$
 
Bài 22: ( CHuyên ĐHV lần 3-2012)
Giả sử công suất cung cấp cho động cơ không đồng bộ ba pha không đổi. Khi roto quay với tốc độc $\omega_1$ hoặc $\omega_2$. $\omega_1 < \omega_2$ thì dòng điện cảm ứng trong khung dây của roto lần lượt là $I_1 , I_2$ . Ta có
$A. I_1=I_2 \neq 0$
$B.I_1=I_2=0$
$C.I_1 >I_2$
$D.I_1<I_2$
Không chắc câu này lắm
$P= P_{hp}+P_{ci}=I^2R+P_{ci}$.
Nếu roto quay nhanh hơn thì sẽ $P_{hp}$ sẽ bé đi nên I sẽ bé đi $\Rightarrow$ Chọn C
 
Không chắc câu này lắm
$P= P_{hp}+P_{ci}=I^2R+P_{ci}.$
Nếu roto quay nhanh hơn thì sẽ $P_{hp}$ sẽ bé đi nên I sẽ bé đi $\Rightarrow$ Chọn C
Ta có
Công suất tiêu thụ không đổi nên
$I_1U_1=I_2U_2$
Khi $\omega $ tăng $\Rightarrow$ U tăng
$\Rightarrow U_1 < U_2 \Rightarrow I_2 < I_1$
Đáp án : C
 
Bài 23(Chuyên Vĩnh Phúc lần 1, 2013.
Bằng đường dây truyền tải 1 pha,điện năng từ 1 nhà máy phát điện có điệm áp U,công suất P được truyền đến nơi tiêu thụ là một khu trung cư.người ta t hộ lên hấy rằng nếu tăng điện áp từ U lên 2U thì số hộ dân có đủ điện áp tiêu thụ tăng từ 80 hộ lên 95 hộ. giả thiết chỉ có hao phí trên đương truyền là đáng kể,các hộ dân tiêu thụ điện năng như nhau. nếu thay thế sợi dây trên bằng dây siêu dẫn để tải điện và giữ điện áp U thì số hộ dân có đủ điện tiêu thụ là bao nhiêu
A. 100
B. 110
C. 160
D. 175
P/s: Đã sửa lại.
SMOD hbd.
Bài này trước mình làm rồi nên biết.
 

Quảng cáo

Back
Top