[2013] Bài tập Điện xoay chiều trong các đề thi thử Vật lí

Tăng Hải Tuân

Well-Known Member
Administrator
Hôm nay mình lập topic nhằm có một cái nhìn tổng quan về bài tập Điện xoay chiều trong các đề thi thử, đặc biệt là đề thi thử các trường Chuyên trên cả nước, mong các bạn tham gia nhiệt tình ^^!
Nội quy của topic như sau:
Thứ nhất: Thực hiện đúng nội quy của diễn đàn tại đây
Thứ hai: Các bài post phải đánh số thứ tự, và phải trình bày theo mẫu sau:
(có được bằng cách ấn vào nút LB trên khung soạn thảo)
Bài x. (Đề thi thử lần y, trường z)
Đề bài viết ở đây
A. Đáp án A viết ở đây
B. Đáp án B viết ở đây
C. Đáp án C viết ở đây
D. Đáp án D viết ở đây
Mã:
Chú ý
[b][color=blue]Bài x.[/color][/b] (Đề thi thử lần y, trường z)
Đề bài viết ở đây
[b][color=blue]A.[/color][/b] Đáp án A viết ở đây
[b][color=blue]B.[/color][/b] Đáp án B viết ở đây
[b][color=blue]C.[/color][/b] Đáp án C viết ở đây
[b][color=blue]D.[/color][/b] Đáp án D viết ở đây
Thứ ba: Phải giải quyết xong bài trước đó, rồi mới post bài tiếp theo.
 
Dựa vào tính chất đối xứng, vẽ giản đồ, v.v..... (có cái tam giác vuông 3-4-5)

Ta có thể tính ngay được hệ số công suất:

$\cos\alpha_1 = \dfrac{2R}{\sqrt{4R^2 + (Z_L - Z_C)^2}} = \dfrac{2.\dfrac{3.4}{5}}{\sqrt{4.\left(\dfrac{3.4}{5}\right)^2 + \left(\dfrac{4.4}{5} - \dfrac{3.3}{5}\right)^2}} = 0,96$

Bạn ơi, bạn có thể vẽ hình rồi giải thích được không? mình vẫn chưa hiểu.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Câu 40 (THPT Bỉm Sơn - Thanh Hóa lần 3):
Một máy phát điện xoay chiều một pha sinh ra suất điện động xoay chiều có biểu thức $e=754\cos120\pi t(V)$. Biết rô-to quay với tốc độ 900 vòng/phút và mỗi cuộn dây của phần ứng có 50 vòng. Từ thông cực đại qua mỗi vòng dây là:
A. $2.5 mWb$
B. $10 mWb$
C. $5 mWb$
D. $7.5 mWb$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Câu 40 (THPT Bỉm Sơn - Thanh Hóa lần 3):
Một máy phát điện xoay chiều một pha sinh ra suất điện động xoay chiều có biểu thức $e=754\cos120\pi t(V)$. Biết rô-to quay với tốc độ 900 vòng/phút và mỗi cuộn dây của phần ứng có 50 vòng. Từ thông cực đại qua mỗi vòng dây là:
A. $2.5 mWb$
B. $10 mWb$
C. $5 mWb$
D. $7.5 mWb$

Rô-to quay được 15 vòng/s mà $f = 60Hz$ nên rô-to có 4 cặp cực -> Máy phát điện gồm 8 cuộn dây, mỗi cuộn có 50 vòng
Ta có: $e = \omega .50.N.\Phi \rightarrow \Phi = \dfrac{e}{\omega .50.N} = 5mWb$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài 2. (Đề Ams lần 1-2013)
Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, ban đầu độ giảm điện áp trên đường dây tải điện một pha bằng n lần điện áp nơi truyền đi. Coi cường độ dòng điện trong mạch luôn cùng pha với điện áp. Để công suất hao phí trên đường dây giảm a lần nhưng vẫn đảm bảo công suất truyền đến nơi tiêu thụ không đổi, cần phải tăng điện áp nguồn lên bao nhiêu lần?

A. $\dfrac{n}{a(n+1)}$
B. $\dfrac{n+\sqrt{a}}{\sqrt{a}(n+1)}$
C. $\dfrac{n+a}{\sqrt{a}(n+1)}$
D. $\dfrac{a(1-n)+n}{\sqrt{a}}$

C ơi "coi điện áp trong mạch luôn cùng pha với cường độ dòng điện" có ý nghĩa j
 
Câu 41 (Chuyên Vĩnh Phúc lần 3 2013)
Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm $2L>CR^{2}$. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều ổn định. Khi tần số của dòng điện xoay chiều trong mạch có giá trị $f1=30\sqrt{2}$ hoặc $f2=40\sqrt{2}$ thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện có giá trị không đổi. Để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện cực đại thì tần số dòng điện bằng
A. $20\sqrt{6} Hz$
B. $50 Hz$
C. $50\sqrt{2}Hz$
D. $48Hz$
 
Câu 41 (Chuyên Vĩnh Phúc lần 3 2013)
Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm $2L>CR^{2}$. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều ổn định. Khi tần số của dòng điện xoay chiều trong mạch có giá trị $f1=30\sqrt{2}$ hoặc $f2=40\sqrt{2}$ thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện có giá trị không đổi. Để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện cực đại thì tần số dòng điện bằng
A. $20\sqrt{6} Hz$
B. $50 Hz$
C. $50\sqrt{2}Hz$
D. $48Hz$

Công thức giải nhanh:
\[ \boxed{f^2=\dfrac{1}{2}(f_1^2+f_2^2) } \]
Chọn B
 
Bài toán cho 2 đầu tụ điện có giá trị không đổi nghĩa là như thế nào vậy bạn? Công thức bạn đưa ra dùng khi $U_C$ bằng nhau thôi mà?
 
Câu 41 (Chuyên Vĩnh Phúc lần 3 2013)
Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm $2L>CR^{2}$. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều ổn định. Khi tần số của dòng điện xoay chiều trong mạch có giá trị $f1=30\sqrt{2}$ hoặc $f2=40\sqrt{2}$ thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện có giá trị không đổi. Để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện cực đại thì tần số dòng điện bằng
A. $20\sqrt{6} Hz$
B. $50 Hz$
C. $50\sqrt{2}Hz$
D. $48Hz$

Ta có $f_o=\dfrac{f^2_1 + f^2_2}{2} =50 Hz $
 
Bài 1. (Đề thi thử Vinh lần 3 2011)
Điện năng từ nhà máy được đưa tới nơi tiêu thụ nhờ các dây dẫn tại nơi tiêu thụ cần một công suất không đổi, ban đầu hiệu suất tải điện là $ 90%$ .muốn hiệu suất truyền tải điện là $96%$ thì cần giảm cường độ dòng điện trên dây tải đi
A. $40.2\%$
B. $36.8\%$
C. $42.2\%$
D. $38.8\%$
B
 
Câu 42 (Chuyên Thái Bình lần 4 2012)
Cho mạch điện xoay chiều AB gồm các đoạn mạch AM, MN, NB mắc nối tiếp. Đoạn AM chỉ có điện trở R=80$\Omega $, đoạn mạch MN chỉ có tụ điện C, đoạn NB chỉ có cuộn cảm. Đặt điện áp xoay chiều 240V - 50Hz vào 2 đầu mạch AB thì dòng điện chạy trong mạch có giá trị hiệu dụng $\sqrt{3}$A, điện áp hiệu dụng $U_{NB}=80\sqrt{3}$V, điện áp tức thời trên AN và MB lệch pha nhau $120^{o}$. Tính hệ số công suất của mạch?
A. $\dfrac{\sqrt{2}}{2}$
B. 0,5
C. 0,8
D. $\dfrac{\sqrt{3}}{2}$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Quảng cáo

Back
Top