[2013] Bài tập Dao động cơ trong các đề thi thử Vật lí

Tăng Hải Tuân

Well-Known Member
Administrator
Hôm nay mình lập topic nhằm có một cái nhìn tổng quan về bài tập dao động cơ trong các đề thi thử, đặc biệt là đề thi thử các trường Chuyên trên cả nước, mong các bạn tham gia nhiệt tình ^^!
Nội quy của topic như sau:
Thứ nhất: Thực hiện đúng nội quy của diễn đàn tại đây
Thứ hai: Các bài post phải đánh số thứ tự, và phải trình bày theo mẫu sau:
(có được bằng cách ấn vào nút LB trên khung soạn thảo)
Bài x. (Đề thi thử lần y, trường z)
Đề bài viết ở đây
A. Đáp án A viết ở đây
B. Đáp án B viết ở đây
C. Đáp án C viết ở đây
D. Đáp án D viết ở đây
Mã:
Chú ý
[b][color=blue]Bài x.[/color][/b] (Đề thi thử lần y, trường z)
Đề bài viết ở đây
[b][color=blue]A.[/color][/b] Đáp án A viết ở đây
[b][color=blue]B.[/color][/b] Đáp án B viết ở đây
[b][color=blue]C.[/color][/b] Đáp án C viết ở đây
[b][color=blue]D.[/color][/b] Đáp án D viết ở đây

Ví dụ:
Bài 1. (Đề thi thử lần 1, trường Chuyên Sư phạm Hà Nội)
Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng $k=100 \left(N/m\right)$, và quả cầu nhỏ được đặt trên mặt bàn nằm ngang, nhẵn. Kéo vật nhỏ lệch khỏi vị trí cân bằng để lò xo dãn $4cm$, tại thời điểm $t=0$ buông nhẹ quả cầu để nó dao động điều hoà. Thời gian để vật đi được quãng đường $10cm$ kể từ thời gian đầu tiên là $\dfrac{\pi }{15}s$. Khối lượng của quả cầu bằng:
A. 250 g.
B. 400 g.
C. 200 g.
D. 100 g.
Thứ ba: Phải giải quyết xong bài trước đó, rồi mới post bài tiếp theo.
 
Bài 23 (Chuyên Lê Quý Đôn-QT): Một con lắc đơn có khối lượng $m=1(kg)$, chiều dài sợi dây $l=1(m)$, treo trên trần một toa xe có thể chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang. Khi xe đứng yên, cho con lắc dao động với biên độ góc nhỏ $\alpha_o=4^o$. Khi vật đến vị trí có li độ góc $\alpha=+4^o$ thì xe bắt đầu chuyển động có gia tốc $a=1m/s^2$ theo chiều dương quy ước. Con lắc vẫn dao động điều hòa. Lấy $g=10m/s^2$. Biên độ dao động vào động năng cực đại của con lắc khi xe chuyển động (xét trong hệ quy chiếu gắn với xe) là
A. $1,7^o; 14,49(mJ)$
B. $9,7^o; 2,44(mJ)$
C. $1,7^o; 2,44(mJ)$
D. $9,7^o; 14,49(mJ)$
 
Bài 23 (Chuyên Lê Quý Đôn-QT): Một con lắc đơn có khối lượng $m=1(kg)$, chiều dài sợi dây $l=1(m)$, treo trên trần một toa xe có thể chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang. Khi xe đứng yên, cho con lắc dao động với biên độ góc nhỏ $\alpha_o=4^o$. Khi vật đến vị trí có li độ góc $\alpha=+4^o$ thì xe bắt đầu chuyển động có gia tốc $a=1m/s^2$ theo chiều dương quy ước. Con lắc vẫn dao động điều hòa. Lấy $g=10m/s^2$. Biên độ dao động vào động năng cực đại của con lắc khi xe chuyển động (xét trong hệ quy chiếu gắn với xe) là
A. $1,7^o; 14,49(mJ)$
B. $9,7^o; 2,44(mJ)$
C. $1,7^o; 2,44(mJ)$
D. $9,7^o; 14,49(mJ)$
Trả lời:
Bạn xem ở đây nhé!
http://vatliphothong.vn/t/2264/
 
Bài 23 (Chuyên Lê Quý Đôn-QT): Một con lắc đơn có khối lượng $m=1(kg)$, chiều dài sợi dây $l=1(m)$, treo trên trần một toa xe có thể chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang. Khi xe đứng yên, cho con lắc dao động với biên độ góc nhỏ $\alpha_o=4^o$.Khi vật đến vị trí có li độ góc $\alpha=+4^o$ thì xe bắt đầu chuyển động có gia tốc $a=1m/s^2$ theo chiều dương quy ước . Con lắc vẫn dao động điều hòa. Lấy $g=10m/s^2$. Biên độ dao động vào động năng cực đại của con lắc khi xe chuyển động (xét trong hệ quy chiếu gắn với xe) là
A. $1,7^o; 14,49(mJ)$
B. $9,7^o; 2,44(mJ)$
C. $1,7^o; 2,44(mJ)$
D. $9,7^o; 14,49(mJ)$
Lời giải:
Vị trí cân bằng mới lệch so với vị trí cân bằng cũ góc $\alpha$
Ta có: $\tan \alpha = \dfrac{1}{10}\Rightarrow \alpha = 5,7^o$
Khi vật đến vị trí có li độ góc $\alpha=+4^o$ thì xe bắt đầu chuyển động có gia tốc theo chiều dương quy ước $\Rightarrow $ a quán tính theo chiều âm quy ước
Biên độ mới $ \alpha '=4+ \alpha =9,7^o$
Mình nghĩ khối lượng là $0,1kg$ thì ra D
 
Bài 24. (Đề thi thử chuyên Vĩnh Phúc lần 4)
Một con lắc đơn dao động với chu kì $T_{0}$ trong chân không. Tại nơi đó, đưa con lắc ra ngoài không khí ở cùng một nhiệt độ thì chu kì con lắc là $T$. Biết $T$ khác $T_{0}$ chỉ do lực đẩy $Acsimet$ của không khí. Gọi tỉ số khối lượng riêng của không khí và khối lượng riêng của chất làm vật nặng là $\varepsilon$. Mối liên hệ giữa $T$ và $T_{0}$ là
A. $T=\dfrac{T_{0}}{\sqrt{1+\varepsilon}}$
B. $T=\dfrac{T}{\sqrt{1-\varepsilon}}$
C. $T=\dfrac{T}{\sqrt{1+\varepsilon}}$
D. $T=\dfrac{T_{0}}{\sqrt{1-\varepsilon}}$
 
Bài 24. (Đề thi thử chuyên Vĩnh Phúc lần 4)
Một con lắc đơn dao động với chu kì $T_{0}$ trong chân không. Tại nơi đó, đưa con lắc ra ngoài không khí ở cùng một nhiệt độ thì chu kì con lắc là $T$. Biết $T$ khác $T_{0}$ chỉ do lực đẩy $Acsimet$ của không khí. Gọi tỉ số khối lượng riêng của không khí và khối lượng riêng của chất làm vật nặng là $\varepsilon$. Mối liên hệ giữa $T$ và $T_{0}$ là
A. $T=\dfrac{T_{0}}{\sqrt{1+\varepsilon}}$
B. $T=\dfrac{T}{\sqrt{1-\varepsilon}}$
C. $T=\dfrac{T}{\sqrt{1+\varepsilon}}$
D. $T=\dfrac{T_{0}}{\sqrt{1-\varepsilon}}$
Bài làm:
Công thức:​

\[ T=T_0.(1+\dfrac{1}{2}.\epsilon)\]​

Với $\epsilon=\dfrac{D_0}{D}$, Trong đó $D_0,D$ lần lượt là khối lượng riêng chất khí và khối lượng riêng của chất làm con lắc.​
Mà $D_0 << D \Rightarrow \epsilon <<1$ nên theo công thức gần đúng:​
\[ \dfrac{1}{\sqrt{1-\epsilon}}=1+\dfrac{1}{2}.\epsilon \]​
Chọn D
 
Thử cách khác.
Ta gọi O' là vị trí cân bằng của vật khi dao động điều hòa trong chu kì đầu tiên. Khi đó $$OO'=\dfrac{\mu.m.g}{K}=0,01 m$$
$$\Rightarrow x_0 = 0,06 m$$
$$\Rightarrow A=\sqrt{x^2+\dfrac{v^2}{\omega^2}} = 0,1 m$$
$$\Rightarrow v=\omega.A=1 m/s =100 cm/s$$
Đáng lẽ là 90cm/s chứ ta
Viết hoa đầu câu nhé bạn!
 
Bài 25 (Vĩnh Phúc lần 2 ).
Một CLLX đặt trên mặt phẳng ngang nhẵn, cách điện gồm vật nhỏ khối lượng $50g$, tích điện $q=20\mu C$ và lò xo có độ cứng $k=10N/m$. Khi vật đang nằm cân bằng thì bị kích thích cho con lắc DĐĐH bằng cách tạo một điện trường đều $E = 10^5 V/m$ trong không gian bao quanh con lắc, véc tơ cường độ điện trường có hướng dọc theo trục lò xo, thời gian kích thích $0.01s$, bỏ qua độ dịch chuyển của vật trong khoảng thời gian đó. Ngay sau khi con lắc dao động thì điện trường được loại bỏ tức thời. Biên độ dao động của con lắc
A. $10cm$
B. $2\sqrt{2}cm$
C. $2cm$
D. $1cm$
 
Bài 25 (Vĩnh Phúc lần 2 ).
Một CLLX đặt trên mặt phẳng ngang nhẵn, cách điện gồm vật nhỏ khối lượng $50g$, tích điện $q=20\mu C$ và lò xo có độ cứng $k=10 \ \text{N}/\text{m}$. Khi vật đang nằm cân bằng thì bị kích thích cho con lắc DĐĐH bằng cách tạo một điện trường đều $E = 10^5 \dfrac{V}{m}$ trong không gian bao quanh con lắc, véc tơ cường độ điện trường có hướng dọc theo trục lò xo, thời gian kích thích $0.01s$, bỏ qua độ dịch chuyển của vật trong khoảng thời gian đó. Ngay sau khi con lắc dao động thì điện trường được loại bỏ tức thời. Biên độ dao động của con lắc
A. $10cm$
B. $2\sqrt{2}cm$
C. $2cm$
D. $1cm$

Bài này phải dùng đến xung lực, bỏ qua đi bạn ơi

Nếu làm thì dùng ct: $F_{đ}.\Delta t = mv$
Bài này nói :"bỏ qua độ dịch chuyển của vật trong khoảng thời gian đó" nên mới dùng ct xung lực, còn nếu thời gian lâu là nó sẽ dđđh
Vấn đề đã tranh cãi 1 lần rồi :D
 
Bài 26, Phan Bội Châu, 2, 2013.
Một con lắc lò xo dao động trên mặt phẳng nằm ngang có hệ số ma sát $ \mu = 0,01$. Lò xo có độ cứng $k = 100 \ \text{N}/\text{m}$, vật có khối lượng $m = 100g$, lấy $g = 10 \ \left(\text{m}/\text{s}^2\right)$. Lúc đầu đưa vật đi tới vị trí cách vị trí cân bằng $4 cm$ rồi buông nhẹ để vật dao động tắt dần. Tốc độ trung bình kể từ lúc bắt đầu dao động đến lúc vật dừng lại là:
A. $0,425 s$
B. $0,525 s$
C. $0,225 s$
D. $0,625 s$
P/S: Mình tính khác đáp án của họ.
 
Bài 26, Phan Bội Châu, 2, 2013.
Một con lắc lò xo dao động trên mặt phẳng nằm ngang có hệ số ma sát $ \mu = 0,01$. Lò xo có độ cứng $k = 100 \ \text{N}/\text{m}$, vật có khối lượng $m = 100g$, lấy $g = 10 \ \left(\text{m}/\text{s}^2\right)$. Lúc đầu đưa vật đi tới vị trí cách vị trí cân bằng $4 cm$ rồi buông nhẹ để vật dao động tắt dần. Tốc độ trung bình kể từ lúc bắt đầu dao động đến lúc vật dừng lại là:
A. $0,425 s$
B. $0,525 s$
C. $0,225 s$
D. $0,625 s$
P/S: Mình tính khác đáp án của họ.
Bài Làm:
Quảng đường mà vật đi được đến khi dùng lại là:
$$S=\dfrac{\dfrac{1}{2}kA^{2}}{\mu mg}=8\left(m\right)$$
Vị trí cân bằng cách vị trí lò xo không biến dạng là:
$$x=\dfrac{\mu mg}{k}=10^{-4}\left(m\right)$$
Ta có:$$\dfrac{0,04+0,04-nx}{2}n+nx=8\Leftrightarrow n=373$$
$$t=\dfrac{T}{4}n=18,65$$
Vận tốc trung bình đến khi vật dừng lại là:
$$v_{tb}=\dfrac{S}{t}=0,42895\approx 0,425$$
Chọn A
Mình cũng không chắc chắn
 
Bài 27.(Chuyên Vĩnh Phúc lần 4)
Hai vật $A, B$ dán liền nhau ($A$ ở trên, $B$ ở dưới) $m_{B}=2m_{A}=200g$. Treo vật A vào đầu dưới của một con lắc lò xo độ cứng $k=50N/m$. Nâng hai vật đến vị trí lò xo có chiều dài tự nhiên $l_{0}=30cm$ rồi buông nhẹ. Lấy $g=10m/s^{2}$. Tại vị trí lực đàn hồi lò xo xó giá trị lớn nhất thì vật $B$ tách khỏi vật $A$. Chiều dài ngắn nhất của lò xo trong quá trình vật $A$ dao động là
A. $22(cm)$
B. $24(cm)$
C. $26(cm)$
D. $30(cm)$
 
Bài 27.(Chuyên Vĩnh Phúc lần 4)
Hai vật $A, B$ dán liền nhau ($A$ ở trên, $B$ ở dưới) $m_{B}=2m_{A}=200g$. Treo vật A vào đầu dưới của một con lắc lò xo độ cứng $k=50N/m$. Nâng hai vật đến vị trí lò xo có chiều dài tự nhiên $l_{0}=30cm$ rồi buông nhẹ. Lấy $g=10m/s^{2}$. Tại vị trí lực đàn hồi lò xo xó giá trị lớn nhất thì vật $B$ tách khỏi vật $A$. Chiều dài ngắn nhất của lò xo trong quá trình vật $A$ dao động là
A. $22(cm)$
B. $24(cm)$
C. $26(cm)$
D. $30(cm)$
Lời giải:
  • Biên độ hệ vật lúc đầu $A=\Delta_1=6cm$
Khi lực đàn hồi lò xo có giá trị lớn nhất là vị trí thấp nhất. Hệ ở vị trí biên.
$\Delta_2=2cm\Rightarrow $ Vị trí cân bằng O' dịch lên trên một đoạn $OO'=4cm$
  • Biên độ vật A lúc này $A'=A+4=10cm$
Độ dài lò xo cực tiểu là: $l=30+2-10=22cm$
 

Attachments

  • Hình.png
    Hình.png
    9.9 KB · Đọc: 189
Bài 28(THPT Lương Ngọc Quyến)
Cho con lắc là xo treo thẳng đứng. Một học sinh tiến hành hai lần kích thích dao động. Lần thứ nhất, nâng vật lên rồi thả nhẹ thì thời gian ngắn nhất vật đến vị trí lực đàn hồi triệt tiêu là x. Lần thứ hai, Đưa vật về vị trí là xo không biến dạng rồi thả nhẹ thì thời gian ngắn nhất đến lúc lực hồi phục đổi chiều là y. Tỉ số $\dfrac{x}{y}=\dfrac{2}{3}$. Tỉ só gia tốc của vật và gia tốc trọng trường ngay khi thả vật lần thứ nhất là?
A. $\dfrac{1}{5}$
B. $3$
C. $\dfrac{3}{2}$
D. $2$
 
Bài 28(THPT Lương Ngọc Quyến)
Cho con lắc là xo treo thẳng đứng. Một học sinh tiến hành hai lần kích thích dao động. Lần thứ nhất, nâng vật lên rồi thả nhẹ thì thời gian ngắn nhất vật đến vị trí lực đàn hồi triệt tiêu là x. Lần thứ hai, Đưa vật về vị trí là xo không biến dạng rồi thả nhẹ thì thời gian ngắn nhất đến lúc lực hồi phục đổi chiều là y. Tỉ số $\dfrac{x}{y}=\dfrac{2}{3}$. Tỉ só gia tốc của vật và gia tốc trọng trường ngay khi thả vật lần thứ nhất là?
A. $\dfrac{1}{5}$
B. $3$
C. $\dfrac{3}{2}$
D. $2$
Trả lời:
Bài đã được thảo luận tại:
http://vatliphothong.vn/t/2363/
 
Lời giải:
  • Biên độ hệ vật lúc đầu $A=\Delta_1=6cm$
Khi lực đàn hồi lò xo có giá trị lớn nhất là vị trí thấp nhất. Hệ ở vị trí biên.
$\Delta_2=2cm\Rightarrow $ Vị trí cân bằng O' dịch lên trên một đoạn $OO'=4cm$
  • Biên độ vật A lúc này $A'=A+4=10cm$
Độ dài lò xo cực tiểu là: $l=30+2-10=22cm$

Đáp án cuả đề là $26 cm$ bạn à
 
Bài 29, Tân Kì.
Một vật dao đông theo phương trình $x=20 \cos\left(\dfrac{5\pi t}{3} -\dfrac{\pi}{6}\right)$ . Kể từ lúc t=0 đến lúc vật đi qua vị trị $x=-10$ lần thứ 2013 theo chiều âm thì lực hồi phục sinh công âm trong thời gian
A. $2013,08 s$
B. $1207,88 s$
C. $1207,4 s$
D. $2415,8 s$
P/S: Bài của bạn đã được sửa lại.
HBD.
 
Bài 29, Tân Kì.
Một vật dao đông theo phương trình $x=20 \cos\left(\dfrac{5\pi t}{3} -\dfrac{\pi}{6}\right)$ . Kể từ lúc t=0 đến lúc vật đi qua vị trị $x=-10$ lần thứ 2013 theo chiều âm thì lực hồi phục sinh công âm trong thời gian
A. $2013,08 s$
B. $1207,88 s$
C. $1207,4 s$
D. $2415,8 s$
P/S: Bài của bạn đã được sửa lại.
HBD.
$T=1,2$
Lực phục hồi sinh công âm khi vật đi từ VTCB ra biên
Từ vị trí ban đầu đến $x=A$ vật đi trong khoảng thời gian: $t_1=\dfrac{T}{12}$
Từ vị trí $x=0(v<0)$ đến $x=\dfrac{-A}{2}$ vật đi trong khoảng thời gian: $t_2=\dfrac{T}{12}$ $\rightarrow$ vật qua vị trí $x=-10$ theo chiều âm 1 lần
Vật đi qua vị trí $x=-10$ theo chiều âm 2012 lần để lực phục hồi sinh công âm:
$t_3=2012\dfrac{T}{2}$
$\Rightarrow t=t_1+t_2+t_3=1207,4$
 
Bài Làm:
Quảng đường mà vật đi được đến khi dùng lại là:
$$S=\dfrac{\dfrac{1}{2}kA^{2}}{\mu mg}=8(m)$$
Vị trí cân bằng cách vị trí lò xo không biến dạng là:
$$x=\dfrac{\mu mg}{k}=10^{-4}(m)$$
Ta có:$$ \boxed{\dfrac{0,04+0,04-nx}{2}n+nx=8\Leftrightarrow n=373}$$
$$t=\dfrac{T}{4}n=18,65$$
Vận tốc trung bình đến khi vật dừng lại là:
$$v_{tb}=\dfrac{S}{t}=0,42895\approx 0,425$$
Chọn A
Mình cũng không chắc chắn
Anh có thể giải thích giúp em chỗ đóng khung với được không ạ. Em cảm ơn anh!
 

Quảng cáo

Back
Top