[2013] Bài tập Dao động cơ trong các đề thi thử Vật lí

Tăng Hải Tuân

Well-Known Member
Administrator
Hôm nay mình lập topic nhằm có một cái nhìn tổng quan về bài tập dao động cơ trong các đề thi thử, đặc biệt là đề thi thử các trường Chuyên trên cả nước, mong các bạn tham gia nhiệt tình ^^!
Nội quy của topic như sau:
Thứ nhất: Thực hiện đúng nội quy của diễn đàn tại đây
Thứ hai: Các bài post phải đánh số thứ tự, và phải trình bày theo mẫu sau:
(có được bằng cách ấn vào nút LB trên khung soạn thảo)
Bài x. (Đề thi thử lần y, trường z)
Đề bài viết ở đây
A. Đáp án A viết ở đây
B. Đáp án B viết ở đây
C. Đáp án C viết ở đây
D. Đáp án D viết ở đây
Mã:
Chú ý
[b][color=blue]Bài x.[/color][/b] (Đề thi thử lần y, trường z)
Đề bài viết ở đây
[b][color=blue]A.[/color][/b] Đáp án A viết ở đây
[b][color=blue]B.[/color][/b] Đáp án B viết ở đây
[b][color=blue]C.[/color][/b] Đáp án C viết ở đây
[b][color=blue]D.[/color][/b] Đáp án D viết ở đây

Ví dụ:
Bài 1. (Đề thi thử lần 1, trường Chuyên Sư phạm Hà Nội)
Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng $k=100 \left(N/m\right)$, và quả cầu nhỏ được đặt trên mặt bàn nằm ngang, nhẵn. Kéo vật nhỏ lệch khỏi vị trí cân bằng để lò xo dãn $4cm$, tại thời điểm $t=0$ buông nhẹ quả cầu để nó dao động điều hoà. Thời gian để vật đi được quãng đường $10cm$ kể từ thời gian đầu tiên là $\dfrac{\pi }{15}s$. Khối lượng của quả cầu bằng:
A. 250 g.
B. 400 g.
C. 200 g.
D. 100 g.
Thứ ba: Phải giải quyết xong bài trước đó, rồi mới post bài tiếp theo.
 
Bài 30, Vĩnh Bảo lần I
Một đồng hồ quả lắc có con lắc đơn dao động với chu kỳ $T=2s$, khối lượng $m=1kg$ biên dao động bằng $5^0$.Do có lực cản nên con lắc dừng lại sau $40s$.Lực cản là:
A. $0.011N$
B. $0.11N$
C. $0.09N$
D. $0.015N$
 
Sau mỗi lần vật đi từ biên về VTCB hoặc từ VTCB đến biên thì VTCB lại thay đổi 1 đoạn $\Delta x=\dfrac{\mu mg}{k}=2cm$ để cân bằng với lực ma sát
Do đó vị trí lò xo dãn lần hai $7cm$ sẽ ứng với vị trí $x=\dfrac{A}{2}$ nên thời điểm lần thứ 2 lò xo dãn $7cm$ là:
$t=\dfrac{3T}{4}+\dfrac{T}{12}=\dfrac{\pi}{6}(s)\rightarrow \boxed B$


Theo mình câu này sai cả một hệ thống luôn. Trường nào cũng giải vậy nhưng có ai để ý đến là với ma sát nhỏ mới có chu kỳ bằng chu kỳ dao động riêng của vật. Còn đây ma sát lớn vậy mà cũng giải như thường. HIX
 
Theo mình câu này sai cả một hệ thống luôn. Trường nào cũng giải vậy nhưng có ai để ý đến là với ma sát nhỏ mới có chu kỳ bằng chu kỳ dao động riêng của vật. Còn đây ma sát lớn vậy mà cũng giải như thường. HIX

Mấy câu kiểu này bỏ luôn cho xong bạn ơi, cái vấn đề tắt dần nhanh hay chậm với thời gian tắt dần này tranh cãi nhiều rồi, ko bao h thi đh đâu.
 
Bài 31. Nguyễn Đức Mậu- Nghệ An lần 2
Hai chất điểm dao động điều hòa trên hai trục tọa độ Ox và Oy vuông góc với nhau (O là vị trí cân bằng của cả hai chất điểm). Biết phương trình dao động của hai chất điểm là $x=2\cos(5\pi t+\pi /2)cm$ và $y=4\cos (5\pi t-\pi /6)cm$. Khi chất điểm thứ nhất có li độ $x=-\sqrt{3}cm$ và đang đi theo chiều âm thì khỏang cách giữa hai chất điểm là
A. $3 \sqrt{3}cm$
B. $ \sqrt{7}cm$
C. $2 \sqrt{3}cm$
D. $ \sqrt{15}cm$
 
Bài 31. Nguyễn Đức Mậu- Nghệ An lần 2
Hai chất điểm dao động điều hòa trên hai trục tọa độ Ox và Oy vuông góc với nhau (O là vị trí cân bằng của cả hai chất điểm). Biết phương trình dao động của hai chất điểm là $x=2\cos \left(5\pi t+\dfrac{\pi }{2}\right)cm$ và $y=4\cos \left(5\pi t-\dfrac{\pi }{6}\right)cm$. Khi chất điểm thứ nhất có li độ $x=-\sqrt{3}cm$ và đang đi theo chiều âm thì khỏang cách giữa hai chất điểm là
A. $3 \sqrt{3}cm$
B. $ \sqrt{7}cm$
C. $2 \sqrt{3}cm$
D. $ \sqrt{15}cm$
$x=-\sqrt{3}cm$
$\Rightarrow y=2\sqrt{3} \Rightarrow d=\sqrt{\left(-\sqrt{3}\right)^2+\left(2\sqrt{3}\right)^2}=\sqrt{15}$
 
Bài 32. Chuyên Phan Bội Châu, lần 2
Vật nặng khối lượng m thực hiện dao động điều hòa với phương trình $x_{1}=A_1\cos (\omega t+\pi /3)cm$ thì cơ năng là $W_1$, khi thực hiện dao động điều hòa với phương trình $x_2=A_2\cos(\omega t)cm$ thì cơ năng là $W_2=4W_1$. Khi vật thực hiện dao động tổng hợp của hai dao động trên thì cơ năng là $W$. Hệ thức đúng là
A. $W=5W_2$
B. $W=3W_1$
C. $W=7W_1$
D. $W=2,5W_1$
 
Bài 32. Chuyên Phan Bội Châu, lần 2
Vật nặng khối lượng m thực hiện dao động điều hòa với phương trình $x_{1}=A_1\cos (\omega t+\pi /3)cm$ thì cơ năng là $W_1$, khi thực hiện dao động điều hòa với phương trình $x_2=A_2\cos(\omega t)cm$ thì cơ năng là $W_2=4W_1$. Khi vật thực hiện dao động tổng hợp của hai dao động trên thì cơ năng là $W$. Hệ thức đúng là
A. $W=5W_2$
B. $W=3W_1$
C. $W=7W_1$
D. $W=2,5W_1$
Do $W_2=4W_1$
$\Rightarrow A_2=2A_1$
Tổng hợp dao động ta có
$x_{12}=x_{1}+x_{2}=A_1\sqrt{3}\cos(\omega t + \pi/6)$
$W=3W_1$
Đáp án B
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài 33. Chuyên Nguyễn Huệ lần 2
Hai chất điểm M và N có cùng khối lượng, dao động điều hòa cùng tần số, cùng biên độ 8cm dọc theo hai đường thẳng song song kề nhau và song song với trục Ox, điểm M được kích thích cho dao động trước N. Vị trí cân bằng của M và N đều ở trên một đường thẳng qua gốc tọa độ và vuông góc với Ox. Trong quá trình dao động, khỏang cách lớn nhất giữa M và N theo phương Ox là 8cm. Mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Ở thời điểm mà M có thế năng bằng ba lần động năng và vật M chuyển động theo chiều âm về vị trí cân bằng. Tỉ số thế năng của N và động năng của M vào thời điểm này là
A. 0
B. 4
C. 3
D. 1/3
p/s: dữ kiện đã bổ sung
 
Bài 33. Chuyên Nguyễn Huệ lần 2
Hai chất điểm M và N có cùng khối lượng, dao động điều hòa cùng tần số, cùng biên độ 8cm dọc theo hai đường thẳng song song kề nhau và song song với trục Ox, điểm M được kích thích cho dao động trước N. Vị trí cân bằng của M và N đều ở trên một đường thẳng qua gốc tọa độ và vuông góc với Ox. Mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Ở thời điểm mà M có thế năng bằng ba lần động năng và vật M chuyển động theo chiều âm về vị trí cân bằng. Tỉ số thế năng của N và động năng của M vào thời điểm này là
A. 0
B. 4
C. 3
D. 1/3
Đề thiếu rồi bạn, xem lại nhé
 
Bài 33. Chuyên Nguyễn Huệ lần 2
Hai chất điểm M và N có cùng khối lượng, dao động điều hòa cùng tần số, cùng biên độ 8cm dọc theo hai đường thẳng song song kề nhau và song song với trục Ox, điểm M được kích thích cho dao động trước N. Vị trí cân bằng của M và N đều ở trên một đường thẳng qua gốc tọa độ và vuông góc với Ox. Trong quá trình dao động, khỏang cách lớn nhất giữa M và N theo phương Ox là 8cm. Mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Ở thời điểm mà M có thế năng bằng ba lần động năng và vật M chuyển động theo chiều âm về vị trí cân bằng. Tỉ số thế năng của N và động năng của M vào thời điểm này là
A. 0
B. 4
C. 3
D. 1/3
p/s: dữ kiện đã bổ sung
Lời giải:
•Dễ tìm được độ lệch pha của $M,N$ là $60^o$
•Khi $M$ có thế năng bằng $3$ lần động năng thì xảy ra hai trường hợp
$$\begin{bmatrix}\dfrac{E_{dM}}{E_{tN}}=\dfrac{0,75E_M}{0,25E_N}=3 \\ \dfrac{E_{dM}}{E_{tN}}=\dfrac{0,75E_M}{E_N}=\dfrac{3}{4} \end{bmatrix}$$
•So sánh dữ kiện đề bài có ngay đáp án (mà cũng chả cần, đề cho đáp án hiền quá :D)
 
Lời giải:
•Dễ tìm được độ lệch pha của $M,N$ là $60^o$
•Khi $M$ có thế năng bằng $3$ lần động năng thì xảy ra hai trường hợp
$$\begin{bmatrix}\dfrac{E_{dM}}{E_{tN}}=\dfrac{0,75E_M}{0,25E_N}=3 \\ \dfrac{E_{dM}}{E_{tN}}=\dfrac{0,75E_M}{E_N}=\dfrac{3}{4} \end{bmatrix}$$
•So sánh dữ kiện đề bài có ngay đáp án (mà cũng chả cần, đề cho đáp án hiền quá :D)
Theo mình bài này chỉ có 1 trường hợp . Bởi đề cho M sớm pha hơn N
 
Bài 34.
Một con lắc đơn có l=1m,gắn một đầu với vật nặng m,một đầu gắn vào trần xe ô tô.Ô tô đang đi lên dốc với $a=5m/s^{2}$ .Biết dốc nghiêng 1 góc $30^{\circ}$ so với phương ngang.Lấy $g=10m/s^{2}$ , $\pi ^{2}=10$ .Chu kì dao động của con lắc là:
A. 2,421
B. 2,101
C. 2,135
D. 2,400
 
Bài 34.
Một con lắc đơn có l=1m,gắn một đầu với vật nặng m,một đầu gắn vào trần xe ô tô.Ô tô đang đi lên dốc với $a=5m/s^{2}$ .Biết dốc nghiêng 1 góc $30^{\circ}$ so với phương ngang.Lấy $g=10m/s^{2}$ , $\pi ^{2}=10$ .Chu kì dao động của con lắc là:
A. 2,421
B. 2,101
C. 2,135
D. 2,400
Bài làm:

Ta có:
\[ a_{hd}=\sqrt{5^2+10^2-2.5.10.\cos(60^0)}=g.\cos{30}=5\sqrt{3} \]
Vậy $T=2,135s$
Chọn C
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Lời giải:
•Dễ tìm được độ lệch pha của $M,N$ là $60^o$
•Khi $M$ có thế năng bằng $3$ lần động năng thì xảy ra hai trường hợp
$$\begin{bmatrix}\dfrac{E_{dM}}{E_{tN}}=\dfrac{0,75E_M}{0,25E_N}=3 \\ \dfrac{E_{dM}}{E_{tN}}=\dfrac{0,75E_M}{E_N}=\dfrac{3}{4} \end{bmatrix}$$
•So sánh dữ kiện đề bài có ngay đáp án (mà cũng chả cần, đề cho đáp án hiền quá :D)
Làm sao tính được độ lệch pha vậy bạn
 

Quảng cáo

Back
Top