Độ biến dạng ban đầu của lò xo gần bằng?

tandatinfotech

New Member
Bài toán
Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ $m1$. Ban đầu giữ vật $m1$ tại vị trí mà lò xo bị nén , đặt vật nhỏ $m2$ (có khối lượng bằng 2 lần vật $m1$) trên mặt phẳng nằm ngang và sát với vật $m1$. Buông nhẹ để hai vật bắt đầu chuyển động theo phương của trục lò xo. Bỏ qua mọi ma sát. Ở thời điểm lò xo có chiều dài cực đại lần đầu tiên thì khoảng cách giữa 2 vật là $3,3cm$. Độ biến dạng ban đầu của lò xo gần bằng:
A. $3,2cm$
B. $2,28cm$
C. $10cm$
D. $8cm$
 
Gọi khối lượng vật 1 là m vật 2 là 2m. Biên độ ban đầu là $A_{1}$ biên độ lúc sau là $A_{2}$. Hai vật sẽ rời nhau tại vị trí cân bằng
Mặt khác do bảo toàn năng lượng nên vật tốc cực đại ban đầu và lúc sau không đổi
$\omega_{1} A_{1}= \omega_{_{2}} A_{2\Rightarrow } \dfrac{A_{1}}{\sqrt{3}}=A_{2}$
Thời gian từ lúc bắt đầu rời cho đến khi lò xo có độ dài cực đại là
$\dfrac{T_{2}}{4}$ cũng là thời gian vật 2m chuyển động với vận tốc $\omega_{1} A_{1}$
Do đó
$\omega_{1} A_{1}\dfrac{T_{2}}{4}-A_{2}=3.3$
$\Rightarrow \dfrac{A_{1} \pi}{2\sqrt{3}}-\dfrac{A_{1}}{\sqrt{3}}=3.3$
$\Rightarrow A_{1}=10$
Chọn C
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
$\omega_{1} A_{1}= \omega_{_{2}} A_{2\Rightarrow } \dfrac{A_{1}}{\sqrt{3}}=A_{2}$
Mình vẫn chưa hiểu lắm đoạn này, bạn giải thích rõ hơn được không :confused:
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Nói cho dễ hiểu thì là bảo toàn năng lượng đó. Năng lượng cực đại lúc đầu và lúc sau không đổi. Tức là vận tốc cực đại không đổi
 

Quảng cáo

Back
Top