The Collectors

Bài 4.5 trang 156 SBT đại số và giải tích 11

Câu hỏi: Tính các giới hạn sau

Câu a​

\(\lim \left( {{n^2} + 2n - 5} \right)\)
Phương pháp giải:
Đặt lũy thừa bậc cao nhất của \(n\) ra làm nhân tử chung và sử dụng các giới hạn \(0\)
Lời giải chi tiết:
\(\lim \left( {{n^2} + 2n - 5} \right)\) \(= \lim {n^2}\left( {1 + \dfrac{2}{n} - \dfrac{5}{{{n^2}}}} \right)\) \(=  + \infty \).
Vì \(\lim {n^2} =  + \infty \) và \(\lim \left( {1 + \dfrac{2}{n} - \dfrac{5}{{{n^2}}}} \right) \) \(= 1 + 0 - 0 = 1>0\)

Câu b​

\(\lim \left( { - {n^3} - 3{n^2} - 2} \right)\)
Phương pháp giải:
Đặt lũy thừa bậc cao nhất của \(n\) ra làm nhân tử chung và sử dụng các giới hạn \(0\).
Lời giải chi tiết:
\(\lim \left( { - {n^3} - 3{n^2} - 2} \right)\) \(= \lim \left[ { - {n^3}\left( {1 + \dfrac{3}{n} + \dfrac{2}{{{n^3}}}} \right)} \right] =  - \infty \)
Vì \(\lim \left( { - {n^3}} \right) =  - \infty \) và \(\lim \left( {1 + \dfrac{3}{n} + \dfrac{2}{{{n^3}}}} \right)\) \(= 1 + 0 + 0 = 1 > 0\).

Câu c​

\(\lim \left[ {{4^n} + {{\left( { - 2} \right)}^n}} \right]\)
Phương pháp giải:
Đặt lũy thừa bậc cao nhất của \(n\) ra làm nhân tử chung và sử dụng các giới hạn \(0\).
Lời giải chi tiết:
\(\lim \left[ {{4^n} + {{\left( { - 2} \right)}^n}} \right]\) \(= \lim {4^n}\left[ {1 + {{\left( { - \dfrac{2}{4}} \right)}^n}} \right] =  + \infty \).
Vì \(\lim {4^n} =  + \infty \) và \(\lim \left[ {1 + {{\left( { - \dfrac{2}{4}} \right)}^n}} \right]\) \(= 1 + 0 = 1 > 0\).
Rất tiếc, câu hỏi này chưa có lời giải chi tiết. Bạn ơi, đăng nhập và giải chi tiết giúp zix.vn nhé!!!
 

Quảng cáo

Back
Top