Nếu đồng hồ đặt trong hộp chân không mà vẫn đúng thì nhiệt độ ở trong hộp chân không xấp xỉ là

ShiroPin

Active Member
Bài toán
Một con lắc đồng hồ có hệ số nở dài của dây treo con lắc $\alpha = 2.10^{-5} K^{-1}$. Vật nặng có khối lượng riêng là $D = 8400 kh/m^3 $. Biết đồng hồ chạy đúng khi trong không khí có khối lượng riêng $D_o = 1,3 kg/m^3$ ở nhiệt độ $20^o C$. Nếu đồng hồ đặt trong hộp chân không mà vẫn chạy đúng thì nhiệt độ ở trong hộp chân không xấp xỉ là (Trong không khí chỉ tính đến lực đẩy Ácximet )
A. $12,7^o C$
B. $25^o C$
C. $35^o C$
D. $27,7^o C$
 
Bài toán
Một con lắc đồng hồ có hệ số nở dài của dây treo con lắc $\alpha = 2.10^{-5} K^{-1}$. Vật nặng có khối lượng riêng là $D = 8400 kh/m^3 $. Biết đồng hồ chạy đúng khi trong không khí có khối lượng riêng $D_o = 1,3 kg/m^3$ ở nhiệt độ $20^o C$. Nếu đồng hồ đặt trong hộp chân không mà vẫn chạy đúng thì nhiệt độ ở trong hộp chân không xấp xỉ là (Trong không khí chỉ tính đến lực đẩy Ácximet )
A. $12,7^o C$
B. $25^o C$
C. $35^o C$
D. $27,7^o C$
Lời giải
Ta có sự thay đổi nhanh chậm của con lắc đơn được xác định theo công thức
$$\dfrac{\Delta T}{T}=-\dfrac{\Delta g}{2g}+\dfrac{\alpha \Delta t}{2}$$
Trong trường hợp này, $\dfrac{\Delta g}{g}=-\dfrac{D_o}{D}$ (nếu tò mò về cách chứng minh của công thức này thì bạn có thể xem ở sách "Cẩm nang ôn thi đại học" của tác giả Nguyễn Anh Vinh trang 128 nhé)
Do đồng hồ chạy đúng nên $\dfrac{\Delta T}{T}=0$
$$\Leftrightarrow \dfrac{D_0}{D}+\alpha \Delta t=0$$
$$\Leftrightarrow \Delta t\approx -7,73^o=20-t_1\Rightarrow t_1=27,73^o$$

Bài này ảo c nhỉ, nếu mà ra đại học chắc sẽ là những câu chốt đây ;)
 

Quảng cáo

Back
Top