Từ lúc thả đến lúc dừng lại, vật đi được quãng đường là?

shynkala

Member
Bài toán
Một con lắc lò xo gồm k=100N/m và m=160g đặt trên mặt phẳng nằm ngang. Khéo vật éến vị trị lò xo dãn 24mm rồi thả nhẹ. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nganh là $\mu =\dfrac{5}{16}$. Lấy g=10m/$s^{2}$. Từ lúc thả đến lúc dừng lại, vật đi được quãng đường là?
A.43.6mm
B. 60mm
C. 57,6mm
D. 56mm

Tại sao áp dụng công thức $s=\dfrac{kA^{2}}{2\mu mg}$ thì ra đáp án C. còn theo cách tính giảm biên độ từng chu kì thì ra D (đáp án). Ai giải thích giùm mình với.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài toán
Một con lắc lò xo gồm k=100N/m và m=160g đặt trên mặt phẳng nằm ngang. Khéo vật éến vị trị lò xo dãn 24mm rồi thả nhẹ. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nganh là $\mu =\dfrac{5}{16}$. Lấy g=10m/$s^{2}$. Từ lúc thả đến lúc dừng lại, vật đi được quãng đường là?
A.43.6mm
B. 60mm
C. 57,6mm
D. 56mm

Tại sao áp dụng công thức $s=\dfrac{kA^{2}}{2\mu mg}$ thì ra đáp án C. còn theo cách tính giảm biên độ từng chu kì thì ra D (đáp án). Ai giải thích giùm mình với.
Cái công thức $s=\dfrac{kA^{2}}{2\mu mg}$ không phải lúc nào cũng đúng đâu bạn nhé . Nó chỉ áp dụng được khi vật dừng lại ở VTCB ban đầu thôi.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Cái công thức $s=\dfrac{kA^{2}}{2\mu mg}$ không phải lúc nào cũng đúng đâu bạn nhé . Nó chỉ áp dụng được khi vật dừng lại ở VTCB ban đầu thôi.
Vậy làm sao mình biết nó dừng ở VTCB được. Bài có cho đâu. Mình thấy mọi người hay áp dụng ct này mà đề có nói j đau.
 
Vậy làm sao mình biết nó dừng ở VTCB được. Bài có cho đâu. Mình thấy mọi người hay áp dụng ct này mà đề có nói j đau.
Đề thi thử thường hay cho bài dao động tắt dần để tính "chính xác". Tuy nhiên ở đề thi ĐH không được thế, vì nó nằm ngoài khả năng tư duy của học sinh (VTCB mới, ai đọc tài liệu rồi mới biết, kể cả giáo viên). Nên bạn cứ yên tâm áp dụng công thức nếu đề ĐH cho...
Ps: Nó không cho đâu, không cần lo.
 
Đề thi thử thường hay cho bài dao động tắt dần để tính "chính xác". Tuy nhiên ở đề thi ĐH không được thế, vì nó nằm ngoài khả năng tư duy của học sinh (VTCB mới, ai đọc tài liệu rồi mới biết, kể cả giáo viên). Nên bạn cứ yên tâm áp dụng công thức nếu đề ĐH cho...
Ps: Nó không cho đâu, không cần lo.
Hì. Cám ơn bạn.
 
Dạng này mình giải chi tiết mấy lần rồi, dùng bảo toàn năng lượng là chính xác nhất.
Không cần đến VTCB hiệu dụng hay VTCB vẫn có thể tính đc quãng đường
Vấn đề mình thấy ko bao h thi đh là tính chính xác THỜI GIAN vật dđ tắt dần
Còn quãng đường thì vẫn OK
 
Bài toán
Một con lắc lò xo gồm k=100N/m và m=160g đặt trên mặt phẳng nằm ngang. Khéo vật éến vị trị lò xo dãn 24mm rồi thả nhẹ. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nganh là $\mu =\dfrac{5}{16}$. Lấy g=10m/$s^{2}$. Từ lúc thả đến lúc dừng lại, vật đi được quãng đường là?
A.43.6mm
B. 60mm
C. 57,6mm
D. 56mm

Tại sao áp dụng công thức $s=\dfrac{kA^{2}}{2\mu mg}$ thì ra đáp án C. còn theo cách tính giảm biên độ từng chu kì thì ra D (đáp án). Ai giải thích giùm mình với.

Cách dùng công thức: $s=0,0576\,m$
Cách dùng độ giảm biên:
Số nửa chu kì: $\dfrac{ A}{\Delta A}= 2,4 \to n=2$
Suy ra $s=2 \cdot 2 \cdot 0,024-\dfrac{0,01}{2}(2+6)=0,056\, m$

Cách khác:
$$s=\dfrac{2E-kd^2}{2\mu m g}$$
Ta có: $E=\dfrac{kA_0^2}{2}=0,0288$
$d=-0,004$
Suy ra $E=0,056\, m$
Do đó D. là đáp án chuẩn ...
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Quảng cáo

Back
Top