Tính độ dãn cực đại của lò xo?

Câu hỏi: Một con lắc lò xo đặt trên mặt bàn nằm ngang gồm lò xo nhẹ có độ cứng 400 N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ M = 4 kg. Vật M đang ở VTCB thì vật m = 1kg chuyển động với vận tốc $v_0$ = 2 m/s đến va chạm mềm vào nó theo xu hướng làm cho lò xo nén. Độ dãn cực đại của lò xo là:
A. 2,85 cm
B. 4 cm
C. 5 cm
D. 6 cm

Bài giải của mình: đây là va chạm mềm nên $V = \dfrac{m.v_0}{m+M}$ = 0,4 m/s. từ đó ta suy ra được $A' = \dfrac{V}{\omega '} = V.\sqrt{ \dfrac{m+M}{k} } = 2\sqrt{5}$ cm nhưng ở trong giải chi tiết thì sau va chạm cái $A' = \dfrac{V}{\omega '} = V.\sqrt{ \dfrac{M}{k} } = 4 cm$. Không biết mình sai đoạn nào. Và mình cũng không hiểu cái đoạn va chạm mềm vào nó theo xu hướng làm cho lò xo nén thì ta hiểu như thế nào? Mong các bạn giải thích hộ mình.tks!
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Câu hỏi: Một con lắc lò xo đặt trên mặt bàn nằm ngang gồm lò xo nhẹ có độ cứng 400 N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ M = 4 kg. Vật M đang ở VTCB thì vật m = 1kg chuyển động với vận tốc $v_0$ = 2 m/s đến va chạm mềm vào nó theo xu hướng làm cho lò xo nén. Độ dãn cực đại của lò xo là:
A. 2,85 cm
B. 4 cm
C. 5 cm
D. 6 cm

Bài giải của mình: đây là va chạm mềm nên $V = \dfrac{m.v_0}{m+M}$ = 0,4 m/s. từ đó ta suy ra được $A' = \dfrac{V}{\omega '} = V.\sqrt{ \dfrac{m+M}{k} } = 2\sqrt{5}$ cm nhưng ở trong giải chi tiết thì sau va chạm cái $A' = \dfrac{V}{\omega '} = V.\sqrt{ \dfrac{M}{k} } = 4 cm$. Không biết mình sai đoạn nào. Và mình cũng không hiểu cái đoạn va chạm mềm vào nó theo xu hướng làm cho lò xo nén thì ta hiểu như thế nào? Mong các bạn giải thích hộ mình.tks!

Khi ở vật đến VTCB theo chiều dãn của lò xo thì $m_{2}$ tách ra khỏi hệ dao động, vật khi đó chỉ còn $m_{1}$.
Do khi đến VTCB theo chiều dãn của lò xo thì vận tốc vật đạt cực đại, và hệ đang có xu hướng giảm vận tốc, còn vật $m_2$ có vận tốc không đổi $>$ vận tốc của hệ dao động nên tách ra.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Câu hỏi: Một con lắc lò xo đặt trên mặt bàn nằm ngang gồm lò xo nhẹ có độ cứng 400 N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ M = 4 kg. Vật M đang ở VTCB thì vật m = 1kg chuyển động với vận tốc $v_0$ = 2 m/s đến va chạm mềm vào nó theo xu hướng làm cho lò xo nén. Độ dãn cực đại của lò xo là:
A. 2,85 cm
B. 4 cm
C. 5 cm
D. 6 cm

Bài giải của mình: đây là va chạm mềm nên $V = \dfrac{m.v_0}{m+M}$ = 0,4 m/s. từ đó ta suy ra được $A' = \dfrac{V}{\omega '} = V.\sqrt{ \dfrac{m+M}{k} } = 2\sqrt{5}$ cm nhưng ở trong giải chi tiết thì sau va chạm cái $A' = \dfrac{V}{\omega '} = V.\sqrt{ \dfrac{M}{k} } = 4 cm$. Không biết mình sai đoạn nào. Và mình cũng không hiểu cái đoạn va chạm mềm vào nó theo xu hướng làm cho lò xo nén thì ta hiểu như thế nào? Mong các bạn giải thích hộ mình.tks!

Bài này không có ma sát sao ban. Sau va chạm mềm thì 2 vật dính vào nhau nên $m=m_1 +m_2$ do không có ma sát nên $v=A\omega $ luôn. Sao mình ra 4,47 ta. T_T
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Vậy thì lời giải của bạn giống với lời giải của Phan Đức Hiếu nên chưa đúng!
Đây là câu giống trong đề thi đại học 2011, hình như vậy

Bài này nếu thi đại học thì cũng làm theo trường hợp 2 giống bạn thôi.Vì đề đại học thì khỏi có sai đề.
Do khi vừa qua VTCB $m_2$ chuyển động đều còn $m_1$ chuyển động chậm dần ra biên nên chúng sẽ tách nhau tại VTCB .hệ chỉ còn lại $m_1$
 
Bài này nếu thi đại học thì cũng làm theo trường hợp 2 giống bạn thôi.Vì đề đại học thì khỏi có sai đề.
Do khi vừa qua VTCB $m_2$ chuyển động đều còn $m_1$ chuyển động chậm dần ra biên nên chúng sẽ tách nhau tại VTCB .hệ chỉ còn lại $m_1$
BẠn ơi bạn hiểu thế nào là va chạm mềm?
Theo mình hiểu va chạm mềm là sau va chạm 2 vật dính vào nhau cùng động
Cơ sở gì cho các bạn khẳng định 2 vật tách nhau khi qua vị trí cân bằng?
 
Câu hỏi: Một con lắc lò xo đặt trên mặt bàn nằm ngang gồm lò xo nhẹ có độ cứng 400 N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ M = 4 kg. Vật M đang ở VTCB thì vật m = 1kg chuyển động với vận tốc $v_0$ = 2 m/s đến va chạm mềm vào nó theo xu hướng làm cho lò xo nén. Độ dãn cực đại của lò xo là:
A. 2,85 cm
B. 4 cm
C. 5 cm
D. 6 cm

Bài giải của mình: đây là va chạm mềm nên $V = \dfrac{m.v_0}{m+M}$ = 0,4 m/s. từ đó ta suy ra được $A' = \dfrac{V}{\omega '} = V.\sqrt{ \dfrac{m+M}{k} } = 2\sqrt{5}$ cm nhưng ở trong giải chi tiết thì sau va chạm cái $A' = \dfrac{V}{\omega '} = V.\sqrt{ \dfrac{M}{k} } = 4 cm$. Không biết mình sai đoạn nào. Và mình cũng không hiểu cái đoạn va chạm mềm vào nó theo xu hướng làm cho lò xo nén thì ta hiểu như thế nào? Mong các bạn giải thích hộ mình.tks!
Với đề bài như thế này thì mình nghĩ cách giải của bạn hoàn toàn đúng
Trừ khi đề còn dữ kiện gì nữa mà bạn bỏ sót :big_smile:
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
BẠn ơi bạn hiểu thế nào là va chạm mềm?
Theo mình hiểu va chạm mềm là sau va chạm 2 vật dính vào nhau cùng động
Cơ sở gì cho các bạn khẳng định 2 vật tách nhau khi qua vị trí cân bằng?

Thì mình nói rồi mà.Va chạm mềm thì 2 vật dính vào nhau.Nhưng trong bài này giải theo trường hợp đó thì không có đáp án.Chỉ còn trường hợp thứ 2 là chúng phải tách nhau khi lo xo dãn.Trường hợp này thì có đáp án nên chọn.
 
BẠn ơi bạn hiểu thế nào là va chạm mềm?
Theo mình hiểu va chạm mềm là sau va chạm 2 vật dính vào nhau cùng động
Cơ sở gì cho các bạn khẳng định 2 vật tách nhau khi qua vị trí cân bằng?

Như trên mình đã giải thích
Có thể nó đây là một bài toán khá quen thuộc, không còn quá xa lạ như lúc nó mới xuất hiện.
 
Thì mình nói rồi mà.Va chạm mềm thì 2 vật dính vào nhau.Nhưng trong bài này giải theo trường hợp đó thì không có đáp án.Chỉ còn trường hợp thứ 2 là chúng phải tách nhau khi lo xo dãn.Trường hợp này thì có đáp án nên chọn.
Vậy thì phải kết luận đề có vấn đề chứ sao lại kết luận bài làm của bạn ấy sai :)
 


Như trên mình đã giải thích
Có thể nó đây là một bài toán khá quen thuộc, không còn quá xa lạ như lúc nó mới xuất hiện.
Đề đại học năm 2011 theo mình nhớ là đặt 1 vật cạnh một vật bị nén sau đó thả cho 2 vật dao động thì 2 vật mới có thể rời nhau
Còn bài này va chạm mềm sao có chuyện rời nhau :big_smile:
 
Bạn có thể đọc lại định nghĩa ca chạm mềm SGK 10 thì phải
Việc bạn nói 2 vật rời nhau là hoàn toàn không có căn cứ
Đề không hề đề cập đến cái đó.:)

Có lẽ bạn nên đọc lại thì hơn.
mem 95 phải không bạn, cũng sắp thi rồi, mình thì còn 1 năm nữa nên đọc sau cũng được:), chúc bạn thi tốt
 
Có lẽ bạn nên đọc lại thì hơn.
mem 95 phải không bạn, cũng sắp thi rồi, mình thì còn 1 năm nữa nên đọc sau cũng được:), chúc bạn thi tốt
Mình đã đọc lại trước khi cmt. Mình sợ mình hiểu nhâm bản chất vấn đề nhưng mình có thể khẳng định là sau va chạm mềm 2 vật dính vào nhau cùng dao động
Bài không hề đề cập đến ma sát, hay bất kì yếu tố nào làm nó rời nhau bạn ạ
 
Nói tóm lại là mình sẽ làm cả 2 cách của 2 bạn khi gặp bài này:tire: , đáp án nào thỏa mãn thì mình điền:big_smile:. Còn nếu có cả 2 đáp án thì chắc khoanh cả 2 cái luôn:beauty::beauty::beauty:
 
Bạn chunhung đúng rồi, chính lực liên kết giữa 2 vật sau va chạm sẽ giữ cho 2 vật có cùng vận tốc, nên kết luận 2 vật tách nhau khi qua VTCB là sai

Trong va chạm mềm ta ko sử dụng ĐLBT năng lượng bới vì 1 phần động năng đã bị biến thành công của lực ma sát giữa 2 vật, giúp 2 vật có thể dính vào nhau
 

Quảng cáo

Back
Top