The Collectors

Bài 57 trang 55 SGK giải tích 12 nâng cao

Câu hỏi:

Câu a​

Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị \((C)\) của hàm số:
\(f\left( x \right) = 2{x^3} + 3{x^2} + 1\)
Lời giải chi tiết:
Tập xác định: \(D=\mathbb R\)
\(f'(x)=6x^2+6x\)
\(f'(x)=0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
x = 0 \hfill \cr 
x = - 1 \hfill \cr} \right.\)
Bảng biến thiên:
toan-8.jpg
- Hàm số đồng biến trên \(( - \infty ;-1)\) và \((0; + \infty)\)
- Hàm số nghịch biến trên \((-1; 0)\)
- Hàm số đạt cực tại \(x=-1; y_{CĐ}=2\)
- Hàm số đạt cực tiểu tại \(x=0; y_{CT}=1\)
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to  \pm \infty } y =  \pm \infty \)
Đồ thị giao trục \(Oy\) tại điểm \((0; 1)\), đi qua điểm (-1; 2).
Điểm uốn:
Ta có y’’ = 12x + 6
y''=0 <=> 12x+6=0
<=> x=-1/2 => y=3/2
toan-8_1.jpg

Câu b​

Tìm các giao điểm của đường cong \((C)\) và parabol:
\((P): g\left(x \right) = 2{x^2} + 1\)
Lời giải chi tiết:
Hoành độ giao điểm của đường cong \((C)\) và paraobol \((P)\) là nghiệm của phương trình:
\(\eqalign{
& 2{x^3} + 3{x^2} + 1 = 2{x^2} + 1 \cr&\Leftrightarrow 2{x^3} + {x^2} = 0 \cr 
& \Leftrightarrow {x^2}\left({2x + 1} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
x = 0 \hfill \cr 
x = - {1 \over 2} \hfill \cr} \right. \cr} \)
Với \(x = 0\) ta có \(y = 1\); với \(x =  - {1 \over 2}\) ta có \(y = {3 \over 2}\)
Ta có giao điểm \(A(0; 1)\) và \(B\left( { - {1 \over 2};{3 \over 2}} \right)\)

Câu c​

Viết phương trình các tiếp tuyến của \((C)\) và \((P)\) tại mỗi giao điểm của chúng.
Lời giải chi tiết:
\(f'\left( x \right) = 6{x^2} + 6x; g'\left(x \right) = 4x\)
\(f'\left( 0 \right) = 0; g'\left(0 \right) = 0\).
Đường thẳng \(y = 1\) là tiếp tuyến chung của \((C)\) và \((P)\) tại điểm \(A(0; 1)\).
Ta có: \(f'\left( { - {1 \over 2}} \right) =  - {3 \over 2}\).
Phương trình tiếp tuyến của \((C)\) tại điểm \(B\) là:
\(y =  - {3 \over 2}\left( {x + {1 \over 2}} \right) + {3 \over 2}\) hay \(y =  - {3 \over 2}x + {3 \over 4}\)
Lại có: \(g'\left( { - {1 \over 2}} \right) =  - 2\).
Phương trình tiếp tuyến của parabol \((P)\) tại điểm \(B\) là:
\(y =  - 2\left( {x + {1 \over 2}} \right) + {3 \over 2}\) hay \(y =  - 2x + {1 \over 2}\)

Câu d​

Xác định các khoảng trên đó \((C)\) nằm phía trên hoặc phía dưới \((C)\).
Lời giải chi tiết:
Xét hiệu \(f\left( x \right) - g\left(x \right)\)
\(= 2{x^3} + 3{x^2} + 1 - 2{x^2} - 1 \)
\(= 2{x^3} + {x^2} = {x^2}\left( {2x + 1} \right)\)
Xét dấu \(f\left( x \right) - g\left(x \right)\):
hinh-bai-57-dai-so-va-giai-tich-12-nang-cao.png
Do đó \(f\left( x \right) - g\left(x \right) < 0 \Leftrightarrow x <  - \frac{1}{2}\) nên trên khoảng \(\left( { - \infty ; - {1 \over 2}} \right)\) thì \((C)\) nằm phía dưới \((P)\)
\(f\left( x \right) - g\left(x \right) > 0 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x > - \frac{1}{2}\\
x \ne 0
\end{array} \right.\) thì \(f(x) > g(x)\) hay đồ thị (C) nằm phía trên (P) trên các khoảng \(\left( { - {1 \over 2}; 0} \right)\) và \(\left( {0; + \infty } \right)\).
Rất tiếc, câu hỏi này chưa có lời giải chi tiết. Bạn ơi, đăng nhập và giải chi tiết giúp zix.vn nhé!!!
 

Quảng cáo

Back
Top