The Collectors

Bài 3.31 trang 74 SBT đại số 10

Câu hỏi:

Câu a​

\(\left\{ \begin{array}{l}3x + 2y = 9\\mx - 2y = 2;\end{array} \right.\)
Phương pháp giải:
Bước 1 :Khử x hoặc y của hệ phương trình ; sau đó đưa về dạng \(ax = b\)hoặc \(ay = b\)
Bước 2: hệ vô nghiệm khi \(a = 0\)
Lời giải chi tiết:
\(\left\{ \begin{array}{l}3x + 2y = 9\\mx - 2y = 2\end{array} \right.\) \(\Leftrightarrow 3x + mx = 11\)\(\Leftrightarrow (3 + m)x = 11\)
Để hệ vô nghiệm thì phương trình \((3 + m)x = 11\) vô nghiệm.
Ta có: \(3 + m = 0\) \(\Leftrightarrow m =  - 3\).
Khi đó pt cuối trở thành 0x=11 (vô lí) nên pt vô nghiệm.
Vậy hệ phương trình đã cho vô nghiệm khi m = -3.

Câu b​

\(\left\{ \begin{array}{l}2x - my = 5\\x + y = 7.\end{array} \right.\)
Phương pháp giải:
Bước 1 :Khử x hoặc y của hệ phương trình ; sau đó đưa về dạng \(ax = b\)hoặc \(ay = b\)
Bước 2: hệ vô nghiệm khi \(a = 0\)
Lời giải chi tiết:
\(\left\{ \begin{array}{l}2x - my = 5\\x + y = 7\end{array} \right.\) \(\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2x - my = 5\\2x + 2y = 14\end{array} \right.\) \(\Leftrightarrow (m + 2)y = 9\)
Để hệ vô nghiệm thì phương trình \((m + 2)y = 9\) vô nghiệm.
Ta có: \((m + 2) = 0\) \(\Leftrightarrow m =  - 2\).
Khi đó pt cuối trở thành 0y=9(vô lí) nên pt vô nghiệm.
Vậy với m =- 2 hệ phương trình đã cho vô nghiệm.
Rất tiếc, câu hỏi này chưa có lời giải chi tiết. Bạn ơi, đăng nhập và giải chi tiết giúp zix.vn nhé!!!
 

Quảng cáo

Back
Top