Resource icon

Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2022 (1)

No permission to download
ZixDoc gửi tặng quý thầy cô và các em học sinh Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2022 (1) dưới định dạng word hoàn toàn miễn phí. Tài liệu có 82 trang gồm 3 phần: Lý thuyết - Các dạng bài tập - Bài tập trắc nghiệm.

Trích dẫn Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2022:
1. Định nghĩa
Là sự phá hủy kim loại và hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường.
Kim loại bị oxi hóa thành ion dương.
M → Mn+ + ne
2. Phân loại
-Ăn mòn hóa học: Là quá trình oxi hóa – khử, trong đó các e của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường
Thường do kim loại phản ứng với các chất khí, hơi nước ở nhiệt độ cao.
-Ăn mòn điện hóa: Là quá trình oxi hóa – khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng e chuyển dời từ cực âm đến cực dương.
3. Điều kiện xảy ra sự ăn mòn điện hóa
- Các điện cực phải khác nhau
- Các điện cực phải tiếp xúc với nhau
- Các điện cực phải cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li
4. Cơ chế ăn mòn điện hóa
-Thí dụ có hai lá kẽm và đồng tiếp xúc với nhau trong dung dịch chất điện li là axit sunfuric
*Cực âm (anot): là lá Zn. Xảy ra sự oxi hóa:
Zn → Zn2+ + 2e
*Cực dương (catot): là lá Cu. Xảy ra sự khử:
2H+ + 2e → H2
- Nếu dung dịch điện li là môi trường nước hay không khí ẩm thì sự khử là
O2 + 2H2O + 4e → 4OH-
5. Chống ăn mòn kim loại
- Bảo vệ bề mặt: Sơn, tráng men, bôi dầu mỡ…
- Bảo vệ điện hóa:
+ Gắn những kim loại có tính khử mạnh hơn (vật hi sinh) kim loại cần bảo vệ. Ví dụ 1: Ngâm một lá Zn tinh khiết trong dung dịch HCl, sau đó thêm vài giọt dung dịch CuSO4 vào. Trong quá trình thí nghiệm trên
A. Chỉ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học.
B. Lúc đầu xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học sau đó xảy ra thêm hiện tượng ăn mòn hóa học.
C. Lúc đầu xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học sau đó xảy ra thêm hiện tượng ăn mòn điện hóa học.
D. Chỉ xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học.
Hướng dẫn
Zn + 2HCl ® ZnCl2 + H2
Bọt khí H2 thoát ra trên bề mặt lá Zn. Khi nhỏ vào hỗn hợp vài giọt CuSO4 thì
Zn + CuSO4 ® ZnSO4 + Cu
Cu giải phóng ra bám vào bề mặt lá Zn tạo nên vô số pin điện hóa mà
- Cực âm là Zn (anot): Tại đây Zn bị oxi hóa
Zn ® Zn2+ + 2e
- Cực dương là Cu (catot): Tại đây H+ bị khử.
2H+ + 2e ® H2
Bọt khí H2 thoát ra nhanh và nhiều hơn vì có cả H2 thoát ra trên bề mặt của Cu.
=> Lúc đầu là ăn mòn hóa học, sau đó là ăn mòn điện hóa học
=> Chọn C.
Ví dụ 2 (MH1-2017): Trong thực tế, không sử dụng cách nào sau đây để bảo vệ kim loại sắt khỏi bị ăn mòn?
A. Gắn đồng với kim loại sắt.
B. Tráng kẽm lên bề mặt sắt.
C. Phủ một lớp sơn lên bề mặt sắt.
D. Tráng thiếc lên bề mặt sắt.

📩 Tải về để xem bản đầy đủ và chính xác nhất!
Author
The Knowledge
Downloads
2
Views
456
First release
Last update

Ratings

0.00 star(s) 0 ratings

More resources from The Knowledge

Back
Top