[ĐH 2013] Bài tập điện xoay chiều mới trong đề đại học 2013

Tàn

Super Moderator
Super Moderator
Bài tập điện xoay chiều mới trong đề đại học $2013$
----------------------------------------------
  • Các bài tập là những câu và thuộc dạng mà chưa từng xuất hiện trong các đề thi ĐH môn vật lí của bộ các năm trước.
  • Post bài đúng nội quy.
  • Có đánh số thứ tự.
  • Gõ latex
  • Không được post quá nhiều bài trong một lúc và phải xử lí hết các bài trước đó.
  • Các bài toán đều phải có các đáp án trắc nghiệm
Bài 1 :Đặt một điện áp $u=U_0 \cos \omega t\left(V\right)$ vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn dây nối tiếp với một tụ điện $C$ có điện dung thay đổi được. Ban đầu tụ điện có dung kháng $100\Omega $ , cuộn dây có cảm kháng $50\Omega $ . Giảm điện dung một lượng $\Delta C=10^{-3}/\left(8\pi \right) \left(F\right)$. Thì tần số góc dao động riêng của mạch là $80 \pi \ \left(\text{rad}/\text{s}\right)$ . Tần số góc $\omega $ của dòng điện trong mạch là:
A.$50\pi \ \left(\text{rad}/\text{s}\right)$.
B.$100\pi \ \left(\text{rad}/\text{s}\right).$
C.$40\pi \ \left(\text{rad}/\text{s}\right).$
D.$60\pi \ \left(\text{rad}/\text{s}\right)$.
 
Bài 2 : Đoạn mạch $RLC$ mắc nối tiếp. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là $u=120\sqrt{2}\cos \omega t \left(V\right)$. Khi $\omega =\omega _1 =100 \pi \ \left(\text{rad}/\text{s}\right) $ thì dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch góc $\dfrac{\pi }{6}$ và có giá trị $1\left(A\right)$. Khi Khi $\omega =\omega _1 =100\pi \ \left(\text{rad}/\text{s}\right) $ và Khi $\omega =\omega _2 =400\pi \ \left(\text{rad}/\text{s}\right) $ thì dòng điện có cùng giá trị hiệu dụng. Giá trị của $L$ là :
A. $0,\dfrac{2}{} \pi \left(H\right)$.
B. $0,\dfrac{3}{\pi }\left(H\right).$
C. $0,\dfrac{4}{\pi }\left(H\right).$
D. $0,\dfrac{5}{\pi }\left(H\right).$
 
${Btt}_{14}^{02}$ đã viết:
Bài 2 : Đoạn mạch $RLC$ mắc nối tiếp .Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là $u=120\sqrt{2}\cos \omega t (V)$.Khi $\omega =\omega _1 =100 \pi rad/s $ thì dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch góc $\pi/6$ và có giá trị $1(A)$.Khi Khi $\omega =\omega _1 =100\pi rad/s $ và Khi $\omega =\omega _2 =400\pi rad/s $ thì dòng điện có cùng giá trị hiệu dụng. Giá trị của $L$ là :
A. $0,2/ \pi (H)$.
B. $0,3/\pi (H).$
C. $0,4/\pi (H).$
D. $0,5/\pi (H).$
Bài làm
-Ta có khi $\omega_{1}=100\pi$ thì $i$ nhanh pha hơn $u$ một góc $\dfrac{\pi}{6}$ nên ta có
$\dfrac{Z_{C}-Z_{L}}{R}=\dfrac{1}{\sqrt{3}}(1)$
-Ta có $Z=\dfrac{U}{I}=120\Omega (2)$
-Từ $(1)$ và $(2)$ ta có
$Z_{C}-Z_{L}=60\Omega \Rightarrow \omega_{1} L-\dfrac{1}{\omega_{1} C}=60(3)$
-Khi $\omega_{2} =400\pi$ thì $I$ không đổi nên ta có
$Z_{L}-Z_{C}=60\Omega \Rightarrow \omega_{2} L-\dfrac{2}{\omega_{2} C}=60(4)$
-Từ $(3)$ và $(4)$ ta có
$L=\dfrac{0.2}{\pi }$

$C=\dfrac{1,25.10^{-4}}{\pi}$
Đáp án : A
 
Bài 3 : Dòng điện xoay chiều hình $\sin$ chạy qua mạch có biểu thức cường độ là $i=I_0 \cos (\omega t-\dfrac{\pi}{2})(A)$, $I_0>0$.Tính từ lúc $t=0(s)$ điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng dây dẫn của đoạn mạch đó trong thời gian một nửa chu kỳ dòng điện là :
A. $\dfrac{\pi\sqrt{2}I_0}{\omega}$.
B. $\dfrac{\pi I_0}{\omega \sqrt{2}}$.
C. $\dfrac{2I_0}{\omega}$.
D. $0$.
 
${Btt}_{14}^{02}$ đã viết:
Bài 3 : Dòng điện xoay chiều hình $\sin $ chạy qua mạch có biểu thức cường độ là $i=I_0 \cos \left(\omega t-\dfrac{\pi }{2}\right)\left(A\right)$, $I_0>0$.Tính từ lúc $t=0\left(s\right)$ điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng dây dẫn của đoạn mạch đó trong thời gian một nửa chu kỳ dòng điện là :
A. $\dfrac{\pi \sqrt{2}I_0}{\omega }$.
B. $\dfrac{\pi I_0}{\omega \sqrt{2}}$.
C. $\dfrac{2I_0}{\omega }$.
D. $0$.
Ta có
Lượng điên tích dịch chuyển qua dây sẽ được tính theo công thức
$i=q'=\dfrac{dq}{dt} \\\Rightarrow q=\int_{0}^{\dfrac{T}{2}}I_{0}\cos \left(\omega t-\dfrac{\pi }{2}\right)dt\\\Leftrightarrow q=\dfrac{I_{0}}{\omega }\int_{0}^{\dfrac{T}{2}}\sin \left(\omega t\right)dt\\\Leftrightarrow q=-\dfrac{I_{0}}{\omega }\left(\cos \pi -\cos 0\right)\\\Leftrightarrow q=\dfrac{2I_{0}}{\omega }$
Đáp án :C
 
Bài toán 4 :Một người định quấn một máy hạ áp từ điện áp $U_1=220 (V)$ xuống $U_2=110(V)$ với lõi không phân nhánh, xem máy biến áp là lí tưởng, khi máy làm việc thì suất điện động hiệu dụng xuất hiện trên mỗi vòng dây là $1,25 Vôn/vòng$. Người đó quấn đúng hoàn toàn cuộn thứ cấp nhưng lại quấn ngược chiều những vòng cuối của cuộn sơ cấp. Khi thử máy với điện áp $U_1=220V$ thì điện áp hai đầu cuộn thứ cấp đo được là $121(V)$. Số vòng dây bị quấn ngược là:
$A. 9$
$B. 8 $
$C. 12$
$D. 10$
 
${Btt}_{14}^{02}$ đã viết:
Bài toán 4 :Một người định quấn một máy hạ áp từ điện áp $U_1=220 \left(V\right)$ xuống $U_2=110\left(V\right)$ với lõi không phân nhánh, xem máy biến áp là lí tưởng, khi máy làm việc thì suất điện động hiệu dụng xuất hiện trên mỗi vòng dây là $1,25 Vô\dfrac{n}{v}òng$. Người đó quấn đúng hoàn toàn cuộn thứ cấp nhưng lại quấn ngược chiều những vòng cuối của cuộn sơ cấp. Khi thử máy với điện áp $U_1=220V$ thì điện áp hai đầu cuộn thứ cấp đo được là $121\left(V\right)$. Số vòng dây bị quấn ngược là:
$A. 9$
$B. 8 $
$C. 12$
$D. 10$
Giải
$N_1=\dfrac{220}{1,25}=176$ vòng
Nếu không quấn ngược thì ta có
$$\dfrac{N_2}{N_1}=\dfrac{U_2}{U_1}=\dfrac{110}{220}$$
$$\Rightarrow N_2=88$$
Gọi số vòng quấn ngược là $x$, khi đó ta có thể hiểu như số vòng được quấn ở cuộn sơ cấp chỉ là $176-2x$
Khi đó
$$\dfrac{176-2x}{88}=\dfrac{220}{121}$$
$$\Rightarrow x=8$$
Chọn B
 
${Btt}_{14}^{02}$ đã viết:
Bài 1 : Đặt một điện áp $u=U_0 \cos \omega t\left(V\right)$ vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn dây nối tiếp với một tụ điện $C$ có điện dung thay đổi được. Ban đầu tụ điện có dung kháng $100\Omega $ , cuộn dây có cảm kháng $50\Omega $ . Giảm điện dung một lượng $\Delta C=10^{-3}/\left(8\pi \right) \left(F\right)$.thì tần số góc dao động riêng của mạch là $80 \pi \ \left(\text{rad}/\text{s}\right)$ . Tần số góc $\omega $ của dòng điện trong mạch là:
A. $50\pi \ \left(\text{rad}/\text{s}\right)$.
B. $100\pi \ \left(\text{rad}/\text{s}\right).$
C. $40\pi \ \left(\text{rad}/\text{s}\right).$
D. $60\pi \ \left(\text{rad}/\text{s}\right)$.
Bài làm
Ta có
$\bullet C=\dfrac{1}{100.\omega }\left(F\right)$
$\Rightarrow C_1=\dfrac{1}{100.\omega }-\dfrac{10^{-3}}{8\pi }$
$\bullet L=\dfrac{50}{\omega }$
$\bullet 80\pi =\omega _0=\dfrac{1}{\sqrt{L.C_1}}$
Thay $L$ và $C_1$ vào ta tính được $\omega = 40\pi $
Chọn C
 
Bài toán 5 : Đặt điện áp $200V-50Hz$ vào đoạn mạch $R(Lr)C$ ,trong đó $r=40\Omega$,$Z_L=60\Omega$,$Z_C=80\Omega$ và biến trở $R$ thuộc $0\leq R<\infty $ .Khi thay đổi $R$ thì công suất của mạch cực đại bằng :

A. $1000W$.

B. $144W.$

C. $800W.$

D. $125W.$
 
Bài toán 6 : Cho mạch điện $LRC$ mắc nối tiếp (Cuộn dây thuần).Biểu thức cường độ dòng điện qua mạch là $i=i_0 \cos 100\pi t (A).$Biết $u_{LR}=100\sqrt{2}\cos (100\pi t+\dfrac{\pi}{3}) (V) $ và lệch pha $\pi/2$ so với điện áp của đoạn mạch $RC$.Hệ số công suất của đoạn mạch là :

A. $0,845$.

B. $0,534.$

C. $0,654$.

D. $0,926$.
 
Bài Làm
ruocchua1402 đã viết:
Bài toán 5 : Đặt điện áp $200V-50Hz$ vào đoạn mạch $R(Lr)C$ ,trong đó $r=40\Omega$,$Z_L=60\Omega$,$Z_C=80\Omega$ và biến trở $R$ thuộc $0\leq R<\infty $ .Khi thay đổi $R$ thì công suất của mạch cực đại bằng :

A. $1000W$.

B. $144W.$

C. $800W.$

D. $125W.$
Ta đã có công thức giải nhanh là $P_{max}\Leftrightarrow R=\left | Z_{L}-Z_{C} \right |-r$
Mà $r=40> \left | Z_{L}-Z_{C} \right | =20 \\ P_{max}\Leftrightarrow R=0 \\ P_{max}=\dfrac{U^{2}r}{r^{2}+\left | Z_{L}-Z_{C} \right | ^{2}} =800W$
Đáp án : C
 
ruocchua1402 đã viết:
Bài toán 6 : Cho mạch điện $LRC$ mắc nối tiếp (Cuộn dây thuần).Biểu thức cường độ dòng điện qua mạch là $i=i_0 \cos 100\pi t \left(A\right).$Biết $u_{LR}=100\sqrt{2}\cos \left(100\pi t+\dfrac{\pi }{3}\right) \left(V\right) $ và lệch pha $\dfrac{\pi }{2}$ so với điện áp của đoạn mạch $RC$.Hệ số công suất của đoạn mạch là :

A. $0,845$.

B. $0,534.$

C. $0,654$.

D. $0,926$.
Cái này mà vẽ giản đồ véc tơ thì dễ giải thích hơn nhiều
Ta có
$\dfrac{U_{L}}{U_{R}}=\tan \left(\dfrac{\pi }{3}\right)=\sqrt{3}\left(1\right)\\\sqrt{U_{R}^{2}+U_{L}^{2}}=100\left(2\right)$
Từ $\left(1\right)$,$\left(2\right)$ $\Rightarrow U_{R}=50V;U_{L}=50\sqrt{3}V$
Vì $U_{LR}$ lệch pha $\dfrac {\pi }{2}$ so với $U_{RC}$ nên ta sẽ có
$\dfrac{U_{C}}{U_{R}}=\tan \left(\dfrac{\pi }{6}\right)=\dfrac{1}{\sqrt{3}}\\ \Rightarrow U_{C}=\dfrac{50}{\sqrt{3}}V\\\Leftrightarrow U=\sqrt{U_{R}^{2}+\left(U_{L}-U_{C}\right)^{2}}=\dfrac{50\sqrt{21}}{3}V
\\\Rightarrow \cos \alpha =\dfrac{U_{R}}{U}=\dfrac{3}{\sqrt{21}}\approx 0,654$
Đáp án :C
 
Bài toán 7 : Mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây có $L=\dfrac{0.4}{\pi}(H)$ mắc nối tiếp với tụ điện $C$.Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp $u=U_0 \cos(\omega t)(V)$.Khi $C=C_1=\dfrac{2,5.10^{-3}}{\pi}(F)$ thì hiệu điện thế hai đầu tụ $U_{Cmax}=100\sqrt{5}(V)$.Khi $C=2,5C_1$ thì cường độ dòng điện trễ pha $\pi/4$ so với điện áp hai đầu đoạn mạch.Giá trị của $U_0 $ là :

A. $50\sqrt{2}(V).$

B. $100\sqrt{2}(V).$

C. $200(V).$

D. $150(V).$
 
Bài toán 8:Cho đoạn mạch xoay chiều $AB$ gồm 3 đoạn mạch nối tiếp: $AM$ (chứa cuộn dây có điện trở thuần $r$ và độ tự cảm $L$); $MN$ (chứa tụ $C$); $NB$ (chứa $R=60 \Omega$). Đặt vào hai đầu mạch một hiệu điện thế xoay chiều có tần số $60Hz$ thì hiệu điện thế hai đầu $AM$ và $NB$ có cùng giá trị hiệu dụng nhưng lệch pha nhau $\dfrac{\pi}{3}$, hiệu điện thế hai đầu $AN$ trễ pha $\dfrac{\pi}{3}$ so với hiệu điện thế hai đầu $NB$. Xác định hệ số công suất của mạch:
A. $\dfrac{\sqrt{3}}{2}.$
B. $\dfrac{\sqrt{2}}{2}.$
C. $0,5$.
D. $1$.
 
ruocchua1402 đã viết:
Bài toán 8:Cho đoạn mạch xoay chiều $AB$ gồm 3 đoạn mạch nối tiếp: $AM$ (chứa cuộn dây có điện trở thuần $r$ và độ tự cảm $L$); $MN$ (chứa tụ $C$); $NB$ (chứa $R=60 \Omega$). Đặt vào hai đầu mạch một hiệu điện thế xoay chiều có tần số $60Hz$ thì hiệu điện thế hai đầu $AM$ và $NB$ có cùng giá trị hiệu dụng nhưng lệch pha nhau $\dfrac{\pi}{3}$, hiệu điện thế hai đầu $AN$ trễ pha $\dfrac{\pi}{3}$ so với hiệu điện thế hai đầu $NB$. Xác định hệ số công suất của mạch:
A. $\dfrac{\sqrt{3}}{2}.$
B. $\dfrac{\sqrt{2}}{2}.$
C. $0,5$.
D. $1$.
Lời giải:
Một kinh nghiệm làm toán điện xoay chiều là lập các tỉ lệ thức.​
Từ dữ kiện đầu bài lần lượt khai thác ta được:​
\[ \tan{\dfrac{\pi}{3}}=\dfrac{Z_L}{r} \Rightarrow Z_L=\sqrt{3}.r\]​
\[ \tan{\dfrac{-\pi}{3}}=\dfrac{Z_L-Z_C}{r} \Rightarrow Z_C=2Z_L=2\sqrt{3}.r\]​
Vì $U_{AM}=U_{NB}$ nên:​
\[ R^2=Z^2_L+r^2=4r^2 \Rightarrow R=2r\]​
Vậy hệ số công suất của mạch là:​
\[ \cos{\varphi}=\dfrac{R+r}{\sqrt{(R+r)^2+(Z_L-Z_C)^2}}=\dfrac{r+2r}{\sqrt{(r+2r)^2+(2\sqrt{3}.r-\sqrt{3}.r)^2}}\]​
\[ =\dfrac{\sqrt{3}}{2}\]​
Chọn $A$​
 
ruocchua1402 đã viết:
Bài toán 7 : Mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây có $L=\dfrac{0.4}{\pi}(H)$ mắc nối tiếp với tụ điện $C$.Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp $u=U_0 \cos(\omega t)(V)$.Khi $C=C_1=\dfrac{2,5.10^{-3}}{\pi}(F)$ thì hiệu điện thế hai đầu tụ $U_{Cmax}=100\sqrt{5}(V)$.Khi $C=2,5C_1$ thì cường độ dòng điện trễ pha $\pi/4$ so với điện áp hai đầu đoạn mạch.Giá trị của $U_0 $ là :

A. $50\sqrt{2}(V).$

B. $100\sqrt{2}(V).$

C. $200(V).$

D. $150(V).$
Ta có .Khi $C=2,5C_1$ thì cường độ dòng điện trễ pha $\pi/4$ so với điện áp hai đầu đoạn mạch chứng tỏ còn có điện trở thuồn r
Khi $$U_{Cmax}\Leftrightarrow Z_{Cmax}=\dfrac{r^{2}+Z_{L}^{2}}{Z_{L}} (\*)\\
\Rightarrow Z_{L}Z_{Cmax}=r^{2}+Z_{L}^{2}\\\Rightarrow \dfrac{L}{C}=r^{2}+Z_{L}^{2}\\\Rightarrow r^{2}+Z_{L}^{2}=160 \Omega(1)$$
Khi$$C=2,5C_{max}\Leftrightarrow Z_{C}=\dfrac{Z_{Cmax}}{2,5}$$ Cường độ dòng điện trễ pha $\pi/4$ so với điện áp hai đầu đoạn mạch nên ta có
Khi đó $$\dfrac{Z_{L}-Z_{C}}{r}=\tan \dfrac{\pi}{4}=1\\\Rightarrow Z_{Cmax}=2,5(Z_{L}-r)(2)$$
Thế $(2)$ vào $*$ ta có
$$\dfrac{r^{2}+Z_{L}^{2}}{Z_{L}} =2,5(Z_{L}-r)\\\Rightarrow 1,5Z_{L}^{2}-2,5Z_{L}r-r^{2}=0\\\Rightarrow \dfrac{Z_{L}}{r}=2(3)$$
Từ $(1)$và$(3)$ ta có
$$r=4\sqrt{2};Z_{L}=8\sqrt{2};Z
_{max}=10\sqrt{2}\\I=\dfrac{U_{Cmax}}{Z_{Cmax}}=\dfrac{10\sqrt{5}}{\sqrt{2}}A\\\Rightarrow U_{r}=40\sqrt{5};U_{L}=80\sqrt{5}$$
Mặt khác khi $U_{Cmax} $thì $U$ vuông pha với $U_{Lr}$ nên $$U^{2}=U_{Cmax}^{2}-U_{r}^{2}-U_{L}^{2}=100\\\Rightarrow U_{0}=100\sqrt{2}$$
Đáp án :B
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài toán 9 : Cho đoạn mạch xoay chiều $RLC$ ( cuộn dây thuần cảm ), có $R^2=L/C$ và tần số thay đổi được.Khi $f=f_1$ hoặc $f=f_2$ thì đoạn mạch có cùng hệ số công suất. Hệ số công suất của mạch khi đó là :

A. $\dfrac{1}{\sqrt{1+\dfrac{\begin{pmatrix}\omega _1-\omega_2 \end{pmatrix}^2}{\omega _0 ^2}}}$.

B. $\dfrac{1}{\sqrt{1+\dfrac{\begin{pmatrix}\omega _1+\omega_2 \end{pmatrix}^2}{\omega _0 ^2}}}$.

C. $\dfrac{1}{\sqrt{1+\dfrac{\begin{pmatrix}\omega _1-\omega_2 \end{pmatrix}^2}{\omega _0 ^4}}}$.

D. $\dfrac{1}{\sqrt{1+\dfrac{\begin{pmatrix}\omega _1+\omega_2 \end{pmatrix}^2}{\omega _0 ^4}}}$.
 
Bài toán 10 : Một máy phát điện xoay chiều ba pha mắc hình sao có điện áp pha là $220V$, tần số $60Hz$. Một cơ sở sản xuất dùng nguồn điện này mỗi ngày $8h$ cho ba tải tiêu thụ giống nhau mắc hình tam giác, mỗi tải là một cuộn dây gồm điện trở $R = 300\Omega$ , và độ tự cảm $L = 0,6187(H)$. Giá điện nhà nước đối với khu vực sản xuất là $1000$ đồng cho mỗi $kWh$ tiêu thụ. Chi phí mà cơ sở sản xuất này phải thanh toán cho nhà máy điện hàng tháng ($30$ ngày) là:

A. $183600$ đồng .

B. $22950$ đồng .

C. $216000$ đồng.

D. $20400$ đồng.
 
ruocchua1402 đã viết:
Bài toán 9 : Cho đoạn mạch xoay chiều $RLC$ ( cuộn dây thuần cảm ), có $R^2=\dfrac{L}{C}$ và tần số thay đổi được.Khi $f=f_1$ hoặc $f=f_2$ thì đoạn mạch có cùng hệ số công suất. Hệ số công suất của mạch khi đó là :

A. $\dfrac{1}{\sqrt{1+\dfrac{\begin{pmatrix}\omega _1-\omega _2 \end{pmatrix}^2}{\omega _0 ^2}}}$.

B. $\dfrac{1}{\sqrt{1+\dfrac{\begin{pmatrix}\omega _1+\omega _2 \end{pmatrix}^2}{\omega _0 ^2}}}$.

C. $\dfrac{1}{\sqrt{1+\dfrac{\begin{pmatrix}\omega _1-\omega _2 \end{pmatrix}^2}{\omega _0 ^4}}}$.

D. $\dfrac{1}{\sqrt{1+\dfrac{\begin{pmatrix}\omega _1+\omega _2 \end{pmatrix}^2}{\omega _0 ^4}}}$.

Bài làm:
Ta có
$$\cos \varphi_1=\cos \varphi_2$$
$$\Rightarrow Z_1=Z_2$$
$$\Rightarrow Z_{L_1}-Z_{C_1}=Z_{C_2}-Z_{L_2}$$
$$\Rightarrow \omega _1.\omega _2 =\dfrac{1}{LC}$$
$$\Rightarrow Z_{C_1}=\omega _2L$$.$$\Rightarrow Z_{L_1}-Z_{C_1}=\left(\omega _1-\omega _2\right)L$$.

$$\bullet R^2=\dfrac{L}{C} \Rightarrow \dfrac{L^2}{R^2}=LC=\dfrac{1}{\omega _0^2}$$
Dó đó
$$ \cos \varphi_1=\dfrac{R}{\sqrt{R^2+\left(Z_{L_1}^2-Z_{C_1}^2\right)}}=\dfrac{1}{\sqrt{1+\dfrac{\left(\omega _1-\omega _2 \right)^2}{\omega _0 ^2}}}$$
Chọn A
 
ruocchua1402 đã viết:
Bài toán 10 : Một máy phát điện xoay chiều ba pha mắc hình sao có điện áp pha là $220V$, tần số $60Hz$. Một cơ sở sản xuất dùng nguồn điện này mỗi ngày $8h$ cho ba tải tiêu thụ giống nhau mắc hình tam giác, mỗi tải là một cuộn dây gồm điện trở $R = 300\Omega$ , và độ tự cảm $L = 0,6187(H)$. Giá điện nhà nước đối với khu vực sản xuất là $1000$ đồng cho mỗi $kWh$ tiêu thụ. Chi phí mà cơ sở sản xuất này phải thanh toán cho nhà máy điện hàng tháng ($30$ ngày) là:

A. $183600$ đồng .

B. $22950$ đồng .

C. $216000$ đồng.

D. $20400$ đồng.

Bài Làm
Ta có
$$f=60Hz \Rightarrow \omega =120\pi \\
L=0.6187\Rightarrow Z_{L}=233,244\Omega\\Z=\sqrt{Z_{L}^{2}+R^{2}}=380 \Omega
$$

Vì các dây mắc hình sao nên ta có$$U_{d}=\sqrt {3}U_{p}$$
Vì tải mắc hình tam giác nên $$U_{t}=U_{d}$$
Ta có tổng trở là $380\Omega $
$$I=\dfrac{U_{d}}{Z}=1A\Rightarrow P_{b}=3I^{2}R=900W$$
Trong một tháng cơ sở đó dùng $$30.8.900=216000Wh=216kWh$$
Số tiền phải trả là $216000$ đồng
Đáp án : C
 

Quảng cáo

Back
Top