The Collectors

Câu 3.14 trang 60 SBT Đại số 10 Nâng cao

Câu hỏi: Giải và biện luận các phương trình sau theo tham số m :

Câu a​

\(m{x^2} + 2x + 1 = 0\)
Lời giải chi tiết:
Nếu m = 0 thì phương trình có nghiệm \(x=  - \dfrac{1}{2}\).
Nếu m ≠ 0 thì phương trình ∆’ = 1 – m
+ Nếu 1 – m < 0 tức là m > 1 thì phương trình đã cho vô nghiệm.
+ Nếu 1 – m = 0 tức là m = 1 thì phương trình đã cho có một nghiệm kép x = -1.
+ Nếu 1 – m > 0 tức là  m < 1 thì phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt
\({x_1} = \dfrac{{ - 1 - \sqrt {1 - m} }}{m}\) và \({x_2} = \dfrac{{ - 1 + \sqrt {1 - m} }}{m}\)
Vậy với \(m \in \left( { - \infty; 0} \right) \cup \left({0; 1} \right)\) thì phương trình có hai nghiệm
\({x_1} = \dfrac{{ - 1 - \sqrt {1 - m} }}{m}\) và \({x_2} = \dfrac{{ - 1 + \sqrt {1 - m} }}{m}\)
Với m = 0, phương trình có nghiệm \(x =  - \dfrac{1}{2}\)
Với m = 1, phương trình có nghiệm kép x = -1
Với \(m \in \left( {1; + \infty } \right)\), phương trình vô nghiệm.

Câu b​

\(2{x^2} - 6x + 3m - 5 = 0\)
Lời giải chi tiết:
Phương trình có ∆’ = \(9 - 2\left( {3m - 5} \right) =  - 6m + 19.\)
Với \(m \in \left( {\dfrac{{19}}{6}; + \infty } \right),\) phương trình vô nghiệm.
Với \(m = \dfrac{{19}}{6},\) phương trình có nghiệm kép \(x = \dfrac{3}{2}\)
Với \(m \in \left( { - \infty ;\dfrac{{19}}{6}} \right),\) phương trình có hai nghiệm
\(x = \dfrac{{3 - \sqrt {19 - 6m} }}{2}\) và \(x = \dfrac{{3 + \sqrt {19 - 6m} }}{2}\)

Câu c​

\(\left( {m + 1} \right){x^2} - \left({2m + 1} \right)x + \left({m - 2} \right) = 0\)
Lời giải chi tiết:
Với m = -1, phương trình có nghiệm x = 3.
Với m ≠ -1, phương trình có \(\Delta  = {\left( {2m + 1} \right)^2} - 4\left({m + 1} \right)\left({m - 2} \right) = 8m + 9.\)
Do đó, với \(m \in \left( { - \infty ; - \dfrac{9}{8}} \right),\) phương trình vô nghiệm.
Với \(m =  - \dfrac{9}{8},\) phương trình có một nghiệm kép x = 5.
Với \(m \in \left( { - \frac{9}{8}; 1} \right) \cup \left({1; + \infty } \right),\) phương trình có hai nghiệm
\(x = \dfrac{{2m + 1 - \sqrt {8m + 9} }}{{2\left( {m + 1} \right)}}\) và \(x = \dfrac{{2m + 1 + \sqrt {8m + 9} }}{{2\left( {m + 1} \right)}}\)

Câu d​

\(\left( {{m^2} - 5m - 36} \right){x^2} - 2\left({m + 4} \right)x + 1 = 0\)
Lời giải chi tiết:
\({m^2} - 5m - 36 = 0 \Leftrightarrow m =  - 4\) hoặc \(m = 9\)
Với m = -4, phương trình trở thành 0x = 1 nên vô nghiệm.
Với m = 9, phương trình trở thành \(-26x + 1 = 0\) nên có nghiệm \(x = \dfrac{1}{{26}}.\)
Với \(m \notin \left\{ { - 4; 9} \right\},\) ta có
\(\Delta ' = {\left( {m + 4} \right)^2} - \left({{m^2} - 5m - 36} \right) = 13m + 52.\) Từ đó suy ra :
Với \(m \in \left( { - \infty ; - 4} \right],\) phương trình vô nghiệm.
Với \(m \in \left( { - 4; 9} \right) \cup \left({9; + \infty } \right),\) phương trình có hai nghiệm
\(x = \dfrac{{m + 4 - \sqrt {13\left( {m + 4} \right)} }}{{{m^2} - 5m - 36}}\) và \(x = \dfrac{{m + 4 + \sqrt {13\left( {m + 4} \right)} }}{{{m^2} - 5m - 36}}\)
Với m = 9, phương trình có nghiệm \(x = \dfrac{1}{{26}}.\)
Rất tiếc, câu hỏi này chưa có lời giải chi tiết. Bạn ơi, đăng nhập và giải chi tiết giúp zix.vn nhé!!!
 

Quảng cáo

Back
Top