[Topic] Những bài toán sóng cơ Ôn thi Đại học 2015

  • Thread starter Thread starter GS.Xoăn
  • Ngày gửi Ngày gửi
Bài toán 13:
Hai nguồn phát sóng kết hợp A, B trên mặt nước cách nhau 12cm dao động theo phương trình uA=uB=2cos40πt(cm). Xét điểm M trên mặt nước cách A, B những khoảng tương ứng là d1=4,2cmd2=9cm. Coi biên độ sóng không đổi và tốc độ truyền sóng trên mặt nước là v=32 cm/s. Giữ nguyên tần số f và các vị trí A, M. Hỏi muốn điểm M nằm trên đường cực tiểu giao thoa thì phải dịch chuyển nguồn dọc theo phương AB chiều ra xa A từ vị trí ban đầu một khoảng nhỏ nhất bằng bao nhiêu.
A. 0,36cm
B. 0,42cm
C. 0,6cm
D. 0,83cm
 
Bài toán 13:
Hai nguồn phát sóng kết hợp A, B trên mặt nước cách nhau 12cm dao động theo phương trình uA=uB=2cos40πt(cm). Xét điểm M trên mặt nước cách A, B những khoảng tương ứng là d1=4,2cmd2=9cm. Coi biên độ sóng không đổi và tốc độ truyền sóng trên mặt nước là v=32 cm/s. Giữ nguyên tần số f và các vị trí A, M. Hỏi muốn điểm M nằm trên đường cực tiểu giao thoa thì phải dịch chuyển nguồn B dọc theo phương AB chiều ra xa A từ vị trí ban đầu một khoảng nhỏ nhất bằng bao nhiêu.
A. 0,36cm
B. 0,42cm
C. 0,6cm
D. 0,83cm
Ta có: λ=vf=1,6cm
d2d1=4,8=3λ. Vậy M thuộc vân cực đại.
Do phải dịch chuyển nguồn B dọc theo phương AB chiều ra xa A nên M cực tiểu khi và chỉ khi d2=9+λ2=9,8cm
Gọi H là chân đường cao hạ từ M xuống AB
Dùng định lí hàm cosin ta tính được:
cosMAB^=0,8
Đặt khoảng cách AB sau dịch chuyển là x.
Ta có:x2+4,222x.4,2cosMAB^=9,82
Giải ra x= 12,83 cm
Vậy cần dịch 1 khoảng bằng 12,83-12=0,83cm.
Đáp án D.:D
 
Bài toán 13:
Hai nguồn phát sóng kết hợp A, B trên mặt nước cách nhau 12cm dao động theo phương trình uA=uB=2cos40πt(cm). Xét điểm M trên mặt nước cách A, B những khoảng tương ứng là d1=4,2cmd2=9cm. Coi biên độ sóng không đổi và tốc độ truyền sóng trên mặt nước là v=32 cm/s. Giữ nguyên tần số f và các vị trí A, M. Hỏi muốn điểm M nằm trên đường cực tiểu giao thoa thì phải dịch chuyển nguồn dọc theo phương AB chiều ra xa A từ vị trí ban đầu một khoảng nhỏ nhất bằng bao nhiêu.
A. 0,36cm
B. 0,42cm
C. 0,6cm
D. 0,83cm
Lời giải
Cách trình bày ká tương tự:
Ban đầu M thuộc cực đại ứng với k=3, để M thành vân cực tiểu với độ dịch chuyển theo bài nhỏ nhất thì vị trí mới của M ứng với k=3,5, từ đó tính được MB=9,8
Theo hệ thức lượng cosMBA=92+1224,222.9.12=2425
Đặt BB=x Áp dung tiếp hệ thức lượng ta có:
x2+922.9x.cos(180MBA^)=9,82.
x.0,83cm
Chọn D
 
Bài toán 14:
Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng ổn định với bước sóng là 12 cm. Gọi O là vị trí một nút sóng; P và Q là hai phần tử trên dây ở cùng một bên với N và có vị trí cân bằng lần lượt là O1O2, biết rằng OO1=3cmOO2=5cm. Tại thời điểm P có li độ lớn nhất thì POQ^=30o. Giá trị nhỏ nhất của biên độ điểm Q gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 3,4 cm.
B. 2,5 cm.
C. 1,7 cm.
D. 2,2 cm.
Trích đề khảo sát đầu năm
 
Bài toán 14:
Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng ổn định với bước sóng là 12 cm. Gọi O là vị trí một nút sóng; P và Q là hai phần tử trên dây ở cùng một bên với N và có vị trí cân bằng lần lượt là O1O2, biết rằng OO1=3cmOO2=5cm. Tại thời điểm P có li độ lớn nhất thì POQ^=30o. Giá trị nhỏ nhất của biên độ điểm Q gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 3,4 cm.
B. 2,5 cm.
C. 1,7 cm.
D. 2,2 cm.
Trích đề khảo sát đầu năm
N ở đâu ra thế ạ?????????
 
Bài toán 15: Tại thời điểm đầu tiên t = 0 đầu O của sợi dây cao su căng thẳng nằm ngang bắt đầu dao động đi lên với tần số 2 Hz. Gọi P, Q là hai điểm cùng nằm trên một phương truyền sóng cách O lần lượt là 8 cm và 16 cm. Biết vận tốc truyền sóng trên dây là 24 cm/s và biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Hỏi sau thời gian ngắn nhất là bao lâu thì O, P, Q thẳng hàng?
A. 0,16 s
B. 0,25 s
C. 0,56 s

D. 1,67 s
Trích đề khảo sát đầu năm
 
Bài toán 14:
Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng ổn định với bước sóng là 12 cm. Gọi O là vị trí một nút sóng; P và Q là hai phần tử trên dây ở cùng một bên với N và có vị trí cân bằng lần lượt là O1O2, biết rằng OO1=3cmOO2=5cm. Tại thời điểm P có li độ lớn nhất thì POQ^=30o. Giá trị nhỏ nhất của biên độ điểm Q gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 3,4 cm.
B. 2,5 cm.
C. 1,7 cm.
D. 2,2 cm.
Trích đề khảo sát đầu năm
Mình cũng nghĩ phải sửa N thành O mới đúng.
Lời giải
P là điểm bụng có biên độ A
Q là điểm có biên độ: AQ=Asin(2π512)=A2
OO1<OO2<λ2 PQ nằm trong cùng một bó sóng nên dao động cùng pha. Tại thời điểm P đang có li độ lớn nhất bằng A thì Q cũng đang có li độ lớn nhất bằng A2.
Ta có: tanPOQ^=tan(POO1^QOO2^)=A3A101+A3.A10=13
A23037A30+13=0A=8,66 hoặc A=3,46
AQmin=1,73cm. Chọn C.
 
Last edited:
Bài toán 15: Tại thời điểm đầu tiên t = 0 đầu O của sợi dây cao su căng thẳng nằm ngang bắt đầu dao động đi lên với tần số 2 Hz. Gọi P, Q là hai điểm cùng nằm trên một phương truyền sóng cách O lần lượt là 8 cm và 16 cm. Biết vận tốc truyền sóng trên dây là 24 cm/s và biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Hỏi sau thời gian ngắn nhất là bao lâu thì O, P, Q thẳng hàng?
A. 0,16 s
B. 0,25 s
C. 0,56 s

D. 1,67 s
Trích đề khảo sát đầu năm
Sau T2=0,25s thì O lại đi qua VTCB. Nhưng khi đó sóng mới chỉ truyền đi được 6cm nên PQ chưa nhận được dao động. Lúc này O,P,Q thẳng hàng. Vậy chọn B.
 
Bài toán 12:
Sóng truyền trên một sợi dây đàn hồi với tần số f=50Hz. Quan sát thấy hai điểm AB trên dây có khoảng cách nhỏ nhất là 3cm, lớn nhất là 5cm. Tìm vận tốc cực đại của điểm A, biết vận tốc truyền sóng trên dây là v=3(m/s).
A. π (m/s)
B. 2π (m/s)
C. 3π (m/s)
D. 5π (m/s)
Untitled.png

Khoảng cách nhỏ nhất của AB là hình chiếu của AB trên phương truyền sóng hay đó chính là khoảng cách ban đầu của A, B khi chưa có sóng truyền qua Δd=3cm
Độ lệch pha giữa A và B là: Δφ=2π.Δdλ=π A, B ngược pha
Khi đó nếu A nằm ở biên trên, B nằm ở biên dưới sẽ cho khoảng cách AB là lớn nhất
Ta có: (2a)2+32=52a=2cm,vmax=ω.a=2π (m/s)
Đáp án B.
 
Bài toán 16: Một sóng hình sin lan truyền trên mặt nước từ nguồn O với bước sóng λ. Ba điểm A, B, C trên hai phương truyền sóng sao cho OA vuông góc với OC,BtiaOA(OB>OA),OA=7λ. Tại thời điểm t người ta quan sát thấy giữa A và B có 5 gợn lồi (kể cả A và B) và đúng lúc đó thì góc ACB^ đạt giá trị lớn nhất. Trên AC có bao nhiêu điểm dao động ngược pha với nguồn?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
P/s: Chế :v
 
Bài toán 16: Một sóng hình sin lan truyền trên mặt nước từ nguồn O với bước sóng λ. Ba điểm A, B, C trên hai phương truyền sóng sao cho OA vuông góc với OC,BtiaOA(OB>OA),OA=7λ. Tại thời điểm t người ta quan sát thấy giữa A và B có 5 gợn lồi (kể cả A và B) và đúng lúc đó thì góc ACB^ đạt giá trị lớn nhất. Trên AC có bao nhiêu điểm dao động ngược pha với nguồn?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
P/s: Chế :v
Không cho OC bằng bao nhiêu à bạn???????????
 
Bài toán 16: Một sóng hình sin lan truyền trên mặt nước từ nguồn O với bước sóng λ. Ba điểm A, B, C trên hai phương truyền sóng sao cho OA vuông góc với OC,BtiaOA(OB>OA),OA=7λ. Tại thời điểm t người ta quan sát thấy giữa A và B có 5 gợn lồi (kể cả A và B) và đúng lúc đó thì góc ACB^ đạt giá trị lớn nhất. Trên AC có bao nhiêu điểm dao động ngược pha với nguồn?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
P/s: Chế :v
Tóm lược giải:
BtiaOA(OB>OA),OA=7λ nên OB=11λ
tanACB^=tan(OCB^OCA^).
=...
=4λOC+77λ2OC.
Sử dung AM-GM ta có OC=λ77
Gọi H là hình chiếu vuông góc của O xuống AC.
Ta tìm số điểm dao động ngược pha với nguồn trên cả 2 đoạn HA và HC
777126(k+12)77.
777126(k+12)7.
Tổng có 6 điểm.
 
Lâu không post bài giờ làm thêm bài giao thoa cho nó nóng lên nhỉ:
Bài toán 17: Trên mặt nước có hai nguồn sóng kết hợp A, B cách nhau 40 cm dao động theo phương trình uA=5cos(24πt+π)mm;uB=5cos(24πt). Tốc độ truyền sóng là 48 cm/s. Coi biên độ sóng không đổi khi sóng truyền đi. Xét các điểm nằm trên mặt nước thuộc đường tròn tâm I, bán kính R=5cm, điểm I cách đều A và B một đoạn 25 cm. Điểm M trên đường tròn đó cách A xa nhất dao động với biên độ gần với giá trị nào nhất sau đây:
A. 9,98 mm
B. 9,97 mm
C. 9,33 mmm
D. 10,11 mm
 
Bài toán
5 (KA-2014): Trên một sợi dây có sóng dừng ổn định với khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp là 6 cm. Trên dây có những phần tử dao động với tần số 5Hz và biên độ lớn nhất là 3 cm. Gọi N là vị trí của một nút sóng; C và D là hai phần tử trên dậy ở hai bên của N có VTCB cách N lần lượt là 10.5 cm và 7 cm. Tại thời điểm t1, C có li độ 1.5 cm và đang hướng về VTCB. Vào thời điểm t2=t1 + 7940 s, phần tử D có li độ là:
A. 1.50 cm
B. -0.75 cm
C. 0.75 cm
D. -1.50 cm
P/s:Mình tính biên độ dao động tại C, D + C, D ngược pha Đáp án D.-1.50cm. Các bạn có cách giải nào nhanh hơn bày cho mình với
Các bạn có thể trình bày bài 5 ra không.
 

Quảng cáo

Back
Top