[Topic] Những bài toán điện xoay chiều ôn thi đại học 2015

ĐỗĐạiHọc2015

Well-Known Member
Chắc hắn trên diễn đàn chúng ta nhiều bạn đã học đến phần điện xoay chiều. Lí do đó mình lập ra topic điện xoay chiều và để nâng cao kiến thức ôn thi đại học 2015. Mong mọi người ủng hộ topic để nâng cao 1 chút kiến thức hạn hẹp của mình để diễn đàn ngày càng phát triển là nơi học hỏi giao lưu chia sẻ kiến thức, người biết rồi bảo cho người chưa biết.
Quy định post bài cho topic:
+ Post bài theo đúng thứ tự bài 1, bài 2...(viết chữ in tô màu xanh>:D<>:D<)... không spam, chém gió 1 chút thôi =;:rolleyes:
+ Hạn chế trùng lặp các dạng bài toán, những bài toán quá dễ hay quá khó. Những bài toán hay có thể post lại và ghi rõ nguồn
+ Lời giải cần rõ ràng dễ hiểu. Khuyến khích những lời giải nhanh phù hợp với câu hỏi trắc nghiệm
+ Không post quá nhiều bài toán khi những bài toán trước chưa có lời giải
+ Hy vọng có những bài toán sáng tạo :D
P/s: Những bạn nào biết thêm latex mình sẽ đưa link tổng hợp cho topic để làm nguồn tài liệu ôn thi
(Ăn cắp 1 đoạn văn của gsxoan vì không nghĩ ra phải viết gì.:D:D)
Mà chắc có lẽ chỉ còn lại mình là 69 mà nhầm 96.:D:D. L-)L-)
Bắt đầu:
Bài toán 1
: Cho đoạn mạch xoay chiều $RLC_1$ mắc nối tiếp (cuộn dây thuần cảm). Biết tần số dòng điện là $50 Hz$, $L=\dfrac{1}{5\pi }\left(H\right)$ $C_1=\dfrac{10^{-3}}{5\pi }\left(F\right)$. Muốn dòng diện cực đại thì phải ghép thêm với tụ điện $C_1$ một tụ điện dung $C_2$ bằng bao nhiêu và ghép thế nào?
A. Ghép nối tiếp và $C_2=\dfrac{3.10^{-4}}{\pi }$
B. Ghép nối tiếp và $C_2=\dfrac{5.10^{-4}}{\pi }$
C. Ghép song song và $C_2=\dfrac{3.10^{-4}}{\pi }$
D. Ghép song song và $C_2=\dfrac{5.10^{-4}}{\pi }$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài 48:
Cho mạch điện xoay chiều $R,L,C$ mắc nối tiếp theo thứ tự trên, cuộn dây thuần cảm. Nếu đặt vào 2 đầu đoạn mạch trên 1 điện áp xoay chiều có điện áp hiệu dụng $200V$ thì đó được điện áp hiệu dụng $U_L=200\sqrt{2}V$ và điện áp hiệu dụng 2 đầu $R,C$ là $U_{RC}=200V$. Biết điện áp giới hạn(điện áp đánh thủng) tụ điện là $400V$. Điện áp hiệu dụng tối đa có thể đặt vào 2 đầu trên tụ không bị đánh thủng là.
 
Bài 47:
Đoạn mạch AB gồm 1 động cơ nối với 1 cuộn dây. Khi đặt vào 2 đầu AB một điện áp xoay chiều thì điện áp 2 đầu động cơ có giá trị bằng $U$ và sớm pha so với dòng điện là $\dfrac{\pi }{12}$. Điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu cuộn dây là $2U$ và sớm pha hơn dòng điện là $\dfrac{5\pi }{12}$. Điện áp hiệu dụng $U_{AB}=?$
A. $U\sqrt{3}$
B. $U\sqrt{7}$
C. $U\sqrt{2}$
D. $U\sqrt{5}$
Lời giải
Động cơ gồm $RLC$, cuộn dây gồm $r,L'$
Từ dự kiện đề bài có ngay
$U_{R}=U\cos \dfrac{\pi }{12};
U_L-U_C=U\sin \dfrac{\pi }{12}$
$U_r=2U\cos \dfrac{5\pi }{12}; U_{L'}=2U\cos \dfrac{5\pi }{12}$
Vậy $U_{AB}=\sqrt{\left(U_R+U_r\right)^{2}+\left(U_{L'}+U_L-U_C\right)^{2}}=U\sqrt{7}$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài 48:
Cho mạch điện xoay chiều $R,L,C$ mắc nối tiếp theo thứ tự trên, cuộn dây thuần cảm. Nếu đặt vào 2 đầu đoạn mạch trên 1 điện áp xoay chiều có điện áp hiệu dụng $200V$ thì đó được điện áp hiệu dụng $U_L=200\sqrt{2}V$ và điện áp hiệu dụng 2 đầu $R,C$ là $U_{RC}=200V$. Biết điện áp giới hạn(điện áp đánh thủng) tụ điện là $400V$. Điện áp hiệu dụng tối đa có thể đặt vào 2 đầu trên tụ không bị đánh thủng là.
Lời giải
Ta có
$U_{RC}\perp U \Rightarrow U_L=max$
$U_L=U\sqrt{2}$
Mặt khác
$U_L^{2}-U_LU_C-U^{2}=0$
Suy ra $U=U_C\sqrt{2}$
Vậy $U_{max}=400\sqrt{2}$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài 49
Đặt một điện áp u=U$\sqrt{2}$cos$\omega $t(U,$\omega $ không đổi)vào đoạn mạch AB nối tiếp. Giữa 2 điểm AM là một biến trở R, giữa MN là cuộn dây có điện trở r và giữa NB là tụ C. Khi R=75$\Omega $ thì công suất trên biến trở R cực đại. Và dù thêm bất kì tụ điện C' nào vào đoạn NB dù nối tiếp hay song song với tụ C vẫn thấy $U_{NB}$ GIẢM. Biết các giá trị r, $Z_{L}$,$Z_{C}$, Z đều nguyên. Gía trị r và $Z_{C}$ là:
A. 21$\Omega $ và 120$\Omega $
B. 128$\Omega $ và 120$\Omega $
C. 128$\Omega $ và 200$\Omega $
D. 21$\Omega $ và 200$\Omega $
 
Last edited:
Bài 49
Đặt một điện áp u=U$\sqrt{2}$cos$\omega $t(U,$\omega $ không đổi)vào đoạn mạch AB nối tiếp. Giữa 2 điểm AM là một biến trở R, giữa MN là cuộn dây có điện trở r và giữa NB là tụ C. Khi R=75$\Omega $ thì công suất trên biến trở R cực đại. Và dù thêm bất kì tụ điện C' nào vào đoạn NB dù nối tiếp hay song song với tụ C vẫn thấy $U_{NB}$ GIẢM. Biết các giá trị r, $Z_{L}$,$Z_{C}$, Z đều nguyên. Gía trị r và $Z_{C}$ là:
A. 21$\Omega $ và 120$\Omega $
B. 128$\Omega $ và 120$\Omega $
C. 128$\Omega $ và 200$\Omega $
D. 21$\Omega $ và 200$\Omega $
Lời giải

Bài toán của bạn mình nghĩ thế này:
Khi $R=75 \Omega $ công suất trên R cực đại nên ta có:
$R=\sqrt{r^2+\left(Z_L-Z_C\right)^2}$
Từ điều trên ta đã loại được đáp án B. C. do $r>R$
Mặt khác khi đó nếu ta thay đổi C thì $U_{NB}$ đều giảm vậy nên lúc $R=75$ thì $U_{C \text{max}}$, nên ta có:
$$Z_C=\dfrac{\left(R+r\right)^2+Z_L^2}{Z_L}$$
Thử hai đáp án còn lại thì không thấy có giá trị nào thỏa mãn!
 
Lời giải

Bài toán của bạn mình nghĩ thế này:
Khi $R=75 \Omega $ công suất trên R cực đại nên ta có:
$R=\sqrt{r^2+\left(Z_L-Z_C\right)^2}$
Từ điều trên ta đã loại được đáp án B. C. do $r>R$
Mặt khác khi đó nếu ta thay đổi C thì $U_{NB}$ đều giảm vậy nên lúc $R=75$ thì $U_{C \text{max}}$, nên ta có:
$$Z_C=\dfrac{\left(R+r\right)^2+Z_L^2}{Z_L}$$
Thử hai đáp án còn lại thì không thấy có giá trị nào thỏa mãn!
Bài này trong sách thầy Chu Văn Biên. Đáp án là D
 
Bài 50
Đặt vào 2 đầu mạch AB gồm:điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm L, tụ điện có điện dung C thay đổi được một điện áp ổn định. N là điểm nối giữa tụ và cuộn dây. Thay đổi C đến khi điện áp hiệu dụng giữa 2 bản tụ đạt max, khi đó điện áp hiệu dụng trên R là 75V. Khi điện áp tức thời hai đầu mạch là 75$\sqrt{6}$V thì điện áp tức thời trên AN là 25$\sqrt{6}$V. Điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu AB là:
A. 150$\sqrt{2}$V
B. 75$\sqrt{3}$V
C. 75$\sqrt{6}$V
D. 150V
 
Bài 50
Đặt vào 2 đầu mạch AB gồm:điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm L, tụ điện có điện dung C thay đổi được một điện áp ổn định. N là điểm nối giữa tụ và cuộn dây. Thay đổi C đến khi điện áp hiệu dụng giữa 2 bản tụ đạt max, khi đó điện áp hiệu dụng trên R là 75V. Khi điện áp tức thời hai đầu mạch là 75$\sqrt{6}$V thì điện áp tức thời trên AN là 25$\sqrt{6}$V. Điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu AB là:
A. 150$\sqrt{2}$V
B. 75$\sqrt{3}$V
C. 75$\sqrt{6}$V
D. 150V
Lời giải
Khi $U_C=max$ thì $U_{AN} \perp U_{AB}$
$\Rightarrow \left(\dfrac{u_{AN}}{U_{AN}}\right)^{2}+\left(\dfrac{u_{AB}}{U_{AB}}\right)^{2}=2$
Mặt khác: (Vẽ hình ra sẽ thấy :D)
Dùng hệ thức lượng trong tam giác vuông nha thì có này:
$\left(\dfrac{1}{U_{AN}}\right)^{2}+\left(\dfrac{1}{U_{AB}}\right)^{2}=\left(\dfrac{1}{U_R}\right)^{2}$
Đến đây giải hệ thì sẽ có ngay $U_{AB}=150V$
Vậy chọn $D$ nhé :D
 
Lời giải

Bài toán của bạn mình nghĩ thế này:
Khi $R=75 \Omega $ công suất trên R cực đại nên ta có:
$R=\sqrt{r^2+\left(Z_L-Z_C\right)^2}$
Từ điều trên ta đã loại được đáp án B. C. do $r>R$
Mặt khác khi đó nếu ta thay đổi C thì $U_{NB}$ đều giảm vậy nên lúc $R=75$ thì $U_{C \text{max}}$, nên ta có:
$$Z_C=\dfrac{\left(R+r\right)^2+Z_L^2}{Z_L}$$
Thử hai đáp án còn lại thì không thấy có giá trị nào thỏa mãn!
Đáp án $D$ thỏa mãn mà :D
 
Bài 49
Đặt một điện áp u=U$\sqrt{2}$cos$\omega $t(U,$\omega $ không đổi)vào đoạn mạch AB nối tiếp. Giữa 2 điểm AM là một biến trở R, giữa MN là cuộn dây có điện trở r và giữa NB là tụ C. Khi R=75$\Omega $ thì công suất trên biến trở R cực đại. Và dù thêm bất kì tụ điện C' nào vào đoạn NB dù nối tiếp hay song song với tụ C vẫn thấy $U_{NB}$ GIẢM. Biết các giá trị r, $Z_{L}$,$Z_{C}$, Z đều nguyên. Gía trị r và $Z_{C}$ là:
A. 21$\Omega $ và 120$\Omega $
B. 128$\Omega $ và 120$\Omega $
C. 128$\Omega $ và 200$\Omega $
D. 21$\Omega $ và 200$\Omega $
Đã thảo luận tại đây: http://vatliphothong.vn/t/8922/
 
Câu 45:
Cho mạch RLC nối tiếp có C thay đổi, Khi $C=C_1$ hoặc $C=C_2$ thì điện áp hiệu dụng 2 đầu tụ điện như nhau bằng $U_C$. Khi $C=C_o$ thì điện áp hiệu dụng 2 đầu tụ đạt cực đại vào $U_{C_{max}}$. Chứng minh rằng $U_{C_{max}}$=$U_{C}\cos \left(\varphi -\varphi _o\right)$ và $\varphi _o=\left(\dfrac{\varphi _1+\varphi _2}{2}\right)$ với $\varphi _1$, $\varphi _2$ và $\varphi _o$ là độ lệch pha của u là i khi $C=C_1$, $C=C_2$ và $C=C_o$
Ps: Các bạn chứng minh hộ mình bằng nhiều cách nhé giờ mình quên cách chứng minh rồi, cảm ơn mọi người nhé.:):)
Lời giải

1, $\dfrac{U}{\sin \varphi }=\dfrac{U_C}{\sin MAB}\Rightarrow U_C=\dfrac{U}{\sin \varphi }.\sin MAB$
$U_{C_{max}}$ khi góc $MAB=90^{o}$ lúc này $\varphi =\varphi _o$, $U_{C_{max}}=\dfrac{U}{\sin \varphi } $
Mặt khác dễ thấy góc $MAB=\varphi +\left(\dfrac{\pi }{2}-\varphi \right)$
$U_{C}=U_{C_{max}}\sin [\varphi +\left(\dfrac{\pi }{2}-\varphi \right)]=U_{C_{max}}.\sin \left(\dfrac{\pi }{2}+\varphi -\varphi _o\right)$
$\Leftrightarrow U_C=U_{C_{max}}\cos \left(\varphi -\varphi_o\right)$
2, $U_{C_1}=U_{C_2} \Leftrightarrow \sin MAB_1=\sin MAB_2$ Nhưng do 2 góc này thuộc $\left(0,180^0\right)$ nên chúng bù nhau.
$MAB_1+MAB_2=\pi \Leftrightarrow \varphi _1+\left(\dfrac{\pi }{2}-\varphi \right)+\varphi _2+\left(\dfrac{\pi }{2}-\varphi \right)=\pi $
$\Leftrightarrow \varphi _1+\varphi _2=2\varphi =2\varphi _o $

Lời giải anh của zkdcxoan.

Vừa mới tìm thấy file chứng minh năm trước của anh em vật lí phổ thông.:):)
 

Attachments

  • PigS2Math.pdf
    123.2 KB · Đọc: 22
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài 51: Đặt điện áp $u=U_0 \cos 100 \pi t$ ( $t$ tính bằng $s$) vào hai đầu đoạn mạch gồm một cuộn dây và tụ điện mắc nối tiếp. Cuộn dây có độ tự cảm $L=\dfrac{0,15}{\pi }H $ và điện trở $r=5 \sqrt{3} \Omega $, tụ điện có điện dung $C=\dfrac{10^-3}{\pi }$. Tại thời điểm $t_1$ điện áp hai đầu cuộn dây có giá trị $15 V$. Đến thời điểm $t_2=t_1+ \dfrac{1}{75} s$ thì điện áp hai đầu tụ điện cũng bằng $15$ V. Giá trị $U_0$ là:
A. $10 \sqrt{3} V$
B. $15 V$
C. $15 \sqrt{3} V$
D. $30 V$
PS: Giải được bằng hai cách nhé. Mọi người giải bài 46 cho bạn apple13197
 
Bài 46: Cho mạch điện AB gồm: Đoạn mạch AM chỉ chứa C và đoạn mạch MB chỉ chứa cuộn dây mắc nối tiếp. Biết $U_{AM} = \sqrt {2} U_{MB}$, $u_{AB}$ nhanh pha $\dfrac{\pi }{6}$ so với $u_{AM}$. Như vậy$u_{MB}$ nhanh pha so với dòng điện một góc là
A. $\dfrac{\pi }{4}$
B. $\dfrac{\pi }{2}$
C. $\dfrac{\pi }{12}$
D. $\dfrac{5\pi }{12}$
P/s: Câu này rõ ràng mình tính ra A mà sao đáp án lại là D nhỉ?
IMG0028A.jpg

Ta có: $U_{AM}=\sqrt {2} U_{MB}$
Dùng định lí hàm sin ta có:
$\dfrac{U_{AM}}{\sin \varphi}=\dfrac{U_{MB}}{\sin \dfrac{\pi }{6}}$
$\Rightarrow \varphi=\dfrac{3\pi }{4}$
Từ hình vẽ dễ dàng suy ra
$u_{MB}$ nhanh pha so với dòng điện một góc là $\dfrac{5\pi }{12}$
 
Last edited:
Bài 52:
Có 3 phần tử gồm, điện trở thuần R, cuộn dây có điện trở $r=\dfrac{R}{2}$, tụ C. Mắc 3 phần tử song song với nhau và mắc vào 1 hiệu điện thế U không đổi thì dòng điện trong mắc cường độ là I. Khi mắc nối tiếp 3 phần tử trên và mắc vào nguồn xoay chiều có giá trị hiệu dụng là U thì điện áp hiệu dụng trên 3 phần tử bằng nhau. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch lúc đó là.
A. 0,29I
B. 0,33I
C. 0,25I
D. 0,22I

Trích đề chiêu sinh lần 2 Đỗ Ngọc Hà
 
Bài 52:
Có 3 phần tử gồm, điện trở thuần R, cuộn dây có điện trở $r=\dfrac{R}{2}$, tụ C. Mắc 3 phần tử song song với nhau và mắc vào 1 hiệu điện thế U không đổi thì dòng điện trong mắc cường độ là I. Khi mắc nối tiếp 3 phần tử trên và mắc vào nguồn xoay chiều có giá trị hiệu dụng là U thì điện áp hiệu dụng trên 3 phần tử bằng nhau. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch lúc đó là.
A. 0,29I
B. 0,33I
C. 0,25I
D. 0,22I

Trích đề chiêu sinh lần 2 Đỗ Ngọc Hà
Khi mắc nối tiếp điện áp hiệu dụng trên 3 phần tử bằng nhau nên có
$R=Z_d=Z_C$
$\Rightarrow I'=\dfrac{U}{\sqrt{\left(R+r\right)^{2}+\left(Z_L-Z_C\right)^{2}}}=\dfrac{0,664U}{R}$
Vì $R=Z_d=Z_C$ nên khi nối tiếp ta có
$I=I_1+I_2+I_3=3I_1=3\dfrac{U}{R}$
Vậy $I'=0,22I$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài 51: Đặt điện áp $u=U_0 \cos 100 \pi t$ ( $t$ tính bằng $s$) vào hai đầu đoạn mạch gồm một cuộn dây và tụ điện mắc nối tiếp. Cuộn dây có độ tự cảm $L=\dfrac{0,15}{\pi }H $ và điện trở $r=5 \sqrt{3} \Omega $, tụ điện có điện dung $C=\dfrac{10^-3}{\pi }$. Tại thời điểm $t_1$ điện áp hai đầu cuộn dây có giá trị $15 V$. Đến thời điểm $t_2=t_1+ \dfrac{1}{75} s$ thì điện áp hai đầu tụ điện cũng bằng $15$ V. Giá trị $U_0$ là:
A. $10 \sqrt{3} V$
B. $15 V$
C. $15 \sqrt{3} V$
D. $30 V$
PS: Giải được bằng hai cách nhé. Mọi người giải bài 46 cho bạn apple13197
Lời giải

Mình mạn phép giải 1 cách.
Ta có Z=10$\Omega $
Dễ dàng tìm được: U 2 đầu mạch nhanh pha hơn I $\dfrac{\pi }{6}$
U 2 đầu cuộn dây nhanh pha hơn U 2 đầu mạch là $\dfrac{\pi }{6}$
$\Rightarrow$ $U_{CD}$=$\dfrac{U_{0}}{Z}$.$Z_{CD}$cos(100$\pi $t+$\dfrac{\pi }{6}$ )
=$U_{0}$ $\sqrt{3}$cos(100$\pi $t+$\dfrac{\pi }{6}$ )
$U_{C}$=$\dfrac{U_{0}}{Z}$.$Z_{C}$cos(100$\pi $t-$\dfrac{2\pi }{3}$ ) =$U_{0}$cos(100$\pi $t-$\dfrac{2\pi }{3}$ )
Ta có T=$\dfrac{1}{50}$ s $\Rightarrow$ $\dfrac{1}{75}$s =$\dfrac{2T}{3}$
Từ giả thiết có hệ:
$U_{0}$ $\sqrt{3}$cos(100$\pi $t+$\dfrac{\pi }{6}$ )=15
$U_{0}$cos(100$\pi $t+$\dfrac{2\pi }{3}$ ) =15
Giải ptlg $\Rightarrow$ $U_{0}$=10$\sqrt{3}$. ChọnA
 
Last edited:
Bài 53:
Cho mạch điện AB gồm cuộn dây có điện trở $R=100\Omega $, độ tự cảm $L=\dfrac{1}{2\pi }\left(H\right)$ mắc nối tiếp với cực dương của điốt Đ, điốt Đ có điện trở thuần không đang kể, có điện trở ngược rất lớn. Đặt vào 2 đầu đoạn mạch điện áp $U_{BA}=200\cos ^2\left(100\pi t\right) V$ thì công suất tỏa nhiệt trên đoạn AB là $P_1$. Nếu đặt vào 2 đầu đoạn mạch điện áp $U_{AB}=200\cos ^2\left(100\pi t\right) V$ thì công suất tỏa nhiệt trên AB là $P_2$. Tỉ số $\dfrac{P_2}{P_1}$ là.
A. 9
B. 6
C. $\dfrac{1}{6}$
D. $\dfrac{1}{9}$

Ps: Đọc đề không hiểu gì, sẽ cùng nhau cập nhật dạng mới, người biết rồi bảo cho người chưa biết rồi để tổng hợp.:):)
 
Bài 53:
Cho mạch điện AB gồm cuộn dây có điện trở $R=100\Omega $, độ tự cảm $L=\dfrac{1}{2\pi }\left(H\right)$ mắc nối tiếp với cực dương của điốt Đ, điốt Đ có điện trở thuần không đang kể, có điện trở ngược rất lớn. Đặt vào 2 đầu đoạn mạch điện áp $U_{BA}=200\cos ^2\left(100\pi t\right) V$ thì công suất tỏa nhiệt trên đoạn AB là $P_1$. Nếu đặt vào 2 đầu đoạn mạch điện áp $U_{AB}=200\cos ^2\left(100\pi t\right) V$ thì công suất tỏa nhiệt trên AB là $P_2$. Tỉ số $\dfrac{P_2}{P_1}$ là.
A. 9
B. 6
C. $\dfrac{1}{6}$
D. $\dfrac{1}{9}$

Ps: Đọc đề không hiểu gì, sẽ cùng nhau cập nhật dạng mới, người biết rồi bảo cho người chưa biết rồi để tổng hợp.:):)
Lời giải

Em chỉ nghĩ thế này,...
Biến đổi $U_{AB}=100 + 100 \cos \left(200 \pi t\right)$
Điện áp gồm hai phần, một phần không đổi $U=100$ và một phần xoay chiều $u=100 \cos \left(200 \pi t\right)$
Khi mắc theo chiều từ $B \to A$ thì phần điện không đổi không qua được điốt còn phần xoay chiều chỉ hoạt động với 1/2 công suất do dòng xoay chiều trong một chu kỳ đổi chiều hai lần
Từ đó ta tính được $P_1= \dfrac{1}{2} I_1. R^2=25 W$
Còn $P_2=\dfrac{100^2}{100}+ P_1=125 W$
Nên tỉ số $\dfrac{P_2}{P_1}=5$
 
Lời giải

Em chỉ nghĩ thế này,...
Biến đổi $U_{AB}=100 + 100 \cos \left(200 \pi t\right)$
Điện áp gồm hai phần, một phần không đổi $U=100$ và một phần xoay chiều $u=100 \cos \left(200 \pi t\right)$
Khi mắc theo chiều từ $B \to A$ thì phần điện không đổi không qua được điốt còn phần xoay chiều chỉ hoạt động với 1/2 công suất do dòng xoay chiều trong một chu kỳ đổi chiều hai lần
Từ đó ta tính được $P_1= \dfrac{1}{2} I_1. R^2=25 W$
Còn $P_2=\dfrac{100^2}{100}+ P_1=125 W$
Nên tỉ số $\dfrac{P_2}{P_1}=5$

Bài đấy thì hướng giải thế này. Mỗi cái $U_{AB}$ và $U_{BA}$ đều phân tích được thành hai thành phần là một chiều và xoay chiều. Điốt chỉ cho dòng điện đi qua khi đi vào đầu dương của nó. Như vậy thì dòng xoay chiều chỉ đi qua Điốt trong nửa chu kì nên cường độ hiệu dụng là $\dfrac{I}{\sqrt{2}}$. Còn dòng một chiều ở $U_{AB}$ đi đúng chiều dương nên đi qua Điốt, còn dòng một chiều ở $U_{BA}$ ngược chiều dương nên không đi qua Điốt. Tính các giá trị $I$ hiệu dụng chung cho dòng một chiều và xoay chiều. Từ đó tính được các $P_1$ và $P_2$, rồi em lấy tỉ lệ là ra. Em thử tính lại xem có đáp không anh tính mãi không ra nguyên văn anh zkdcxoan ấy.
 
Lời giải

Em chỉ nghĩ thế này,...
Biến đổi $U_{AB}=100 + 100 \cos \left(200 \pi t\right)$
Điện áp gồm hai phần, một phần không đổi $U=100$ và một phần xoay chiều $u=100 \cos \left(200 \pi t\right)$
Khi mắc theo chiều từ $B \to A$ thì phần điện không đổi không qua được điốt còn phần xoay chiều chỉ hoạt động với 1/2 công suất do dòng xoay chiều trong một chu kỳ đổi chiều hai lần
Từ đó ta tính được $P_1= \dfrac{1}{2} I_1. R^2=25 W$
Còn $P_2=\dfrac{100^2}{100}+ P_1=125 W$

Nên tỉ số $\dfrac{P_2}{P_1}=5$
GS.Xoăn Em sai chỗ in đậm, màu đỏ rồi nhé:
$$P_1=\dfrac{1}{2}I_1.R^2=\dfrac{1}{2}.\dfrac{100.\left(50\sqrt{2}\right)^2}{100^2+100^2}=12,5\left(W\right).$$
Còn $P_2=\dfrac{100^2}{100}+2P_1=125\left(W\right)$
 

Quảng cáo

Back
Top