Quãng đường lớn nhất mà vật nhỏ đi được trong 0,2s là:

hankhue

New Member
Bài toán
Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa theo phương ngang với cơ năng là 0,32J và lực đàn hồi cực đại là 8N. Mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Gọi Q là đầu cố định cả lò xo, khoảng thời gian nhỏ nhất giữa hai lần liên tiếp Q chịu tác dụng lực kéo của lò xo có độ lớn là 4$\sqrt{3}$ N là 0,2 s. Quãng đường lớn nhất mà vật nhỏ đi được trong 0,2s là:
A. 4cm
B. 4$\sqrt{3}$cm
C. 4$\sqrt{2}$cm
D. 8cm
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài toán
Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa theo phương ngang với cơ năng là 0,32J và lực đàn hồi cực đại là 8N. Mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Gọi Q là đầu cố định cả lò xo, khoảng thời gian nhỏ nhất giữa hai lần liên tiếp Q chịu tác dụng lực kéo của lò xo có độ lớn là 4$\sqrt{3}$ N là 0,2 s. Quãng đường lớn nhất mà vật nhỏ đi được trong 0,2s là:
A. 4cm
B. 4$\sqrt{3}$cm
C. 4$\sqrt{2}$cm
D. 8cm
Lời giải
$\dfrac{kA^2}{2}=0,32$J và $kA=8$N do vậy $4A=0,32 \Rightarrow A=8cm$
Ở vị trí mà lực kéo $F=4\sqrt 3 \Rightarrow x=+4\sqrt 3cm$ do $F=-kx$ quan sát trên đường tròn góc quay là $\dfrac{\pi }{3}\Leftrightarrow \dfrac{T}{6} \Rightarrow T=1,2s$
Quan sát trên đường tròn, quãng đường lớn nhất khi đối xứng qua VTCB. Góc quay sẽ là $\dfrac{\pi }{3} \Rightarrow $ mỗi bên là $\dfrac{\pi }{6} \Rightarrow s_{max}=2A\sin \dfrac{\pi }{6}=A=8cm$. Chọn D.
 
Last edited:

Quảng cáo

Back
Top