Quãng đường đi được của N trong khoảng thời gian đó

Nguyenhiep73

New Member
Bài toán
Hai điểm sáng M và N dao động điều hòa cùng biên độ trên trục Ox, tại thời điểm ban đầu hai chất điểm cùng đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Chu kỳ dao động của M gấp 5 lần chu kỳ dao động của N. Khi hai chất điểm ngang nhau lần thứ nhất thì M đã đi được 10 cm. Quãng đường đi được của N trong khoảng thời gian đó bằng . Đáp án C
A. 50 cm
B. 25 cm
C. 30 cm
D. 40 cm.
 
Hai điểm sáng M và N dao động điều hòa cùng biên độ trên trục Ox, tại thời điểm ban đầu hai chất điểm cùng đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Chu kỳ dao động của M gấp 5 lần chu kỳ dao động của N. Khi hai chất điểm ngang nhau lần thứ nhất thì M đã đi được 10 cm. Quãng đường đi được của N trong khoảng thời gian đó bằng . Đáp án C
A. 50 cm
B. 25 cm
C. 30 cm
D. 40 cm.
Lời giải:

Nhận xét: Hai vật sẽ gặp nhau lần đầu tại vị trí đối xứng qua Ox mà N nằm ở góc phần tư thứ nhất còn M ở góc phần tư thứ 4

Ta có:$\omega _N=5\omega _M$ nên khi gặp nhau thì M và N đã quét được các góc $\varphi $ và $5\varphi $

Do đối xứng qua Ox nên dễ dàng tìm được $\varphi =30^0$

Khi đó $S_M=\dfrac{A}{2}$ và $S_N=\dfrac{3A}{2}$ nên $S_N=30\left(cm\right)$

Chọn C.
 
Lời giải:

Nhận xét: Hai vật sẽ gặp nhau lần đầu tại vị trí đối xứng qua Ox mà N nằm ở góc phần tư thứ nhất còn M ở góc phần tư thứ 4

Ta có:$\omega _N=5\omega _M$ nên khi gặp nhau thì M và N đã quét được các góc $\varphi $ và $5\varphi $

Do đối xứng qua Ox nên dễ dàng tìm được $\varphi =30^0$

Khi đó $S_M=\dfrac{A}{2}$ và $S_N=\dfrac{3A}{2}$ nên $S_N=30\left(cm\right)$

Chọn C.
Bạn có thể giải thích rõ hơn cách của b không?
 
Last edited:

Quảng cáo

Back
Top