[HOT] Các bài tập, câu hỏi sáng tạo bởi các thành viên Vật lí phổ thông

  • Thread starter Thread starter NTH 52
  • Ngày gửi Ngày gửi
Bỏ qua phần khác hieubuidinh giải thích phần này đc ko ??
Nghĩ mãi chẳng hiểu vì sao lại có điều ấy
Nếu mắc thêm tụ C như vậy thì có khác j so với ko mắc
Trả lời:
Theo mình thì mắc thêm tụ thì tổng trở tăng, thì cường độ dòng điện giảm, nên công suất tiêu thụ giảm(kéo theo công suất hao phí giảm.
Còn cần phải mắc sao cho độ lệch pha ban đầu ngược pha với độ lệch pha ban đầu vì khi đó 2 dòng điện trước và sau có xu hướng đối nhau(qua điện áp).
 
Bài 6.
Cho các phát biểu sau:
1.Quang phổ hấp thụ của chất khí chỉ chứa các vạch hấp thụ.
2.Mọi chất rắn, lỏng khí được nung nóng đến nhiệt độ cao đều phát ra ánh sáng.
3.Quang phổ liên tục chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật.
4.Chất rắn, chất lỏng, chất khí đều cho được quang phổ hấp thụ.
Số phát biểu đúng là?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Thấy Hiếu nhiệt tình quá nên vào làm bài cho sôi nổi.
1. Đúng.
2. Đúng.
3. Đúng.
4. Đúng.
Tóm lại là chọn D
Nếu cần giải thích thì chắc chỉ cần cái 4. Vì cô tớ dạy là các chất "khí và hơi" mới có. Nhưng thực tế rắn vào lỏng cũng có quang phổ hấp thụ.
 
Bài 7.
Cho các âm có tần số sau:31,25 Hz;62,5 Hz;125 Hz; 250 Hz; 500 Hz, 1000 Hz; 2000 Hz.
Số âm làm đau nhức tai người với $I=10 W/m^2$(lấy $I_o=10^{-12} W/m^2$) là?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
 
Trả lời:
Theo mình thì mắc thêm tụ thì tổng trở tăng, thì cường độ dòng điện giảm, nên công suất tiêu thụ giảm(kéo theo công suất hao phí giảm.
Còn cần phải mắc sao cho độ lệch pha ban đầu ngược pha với độ lệch pha ban đầu vì khi đó 2 dòng điện trước và sau có xu hướng đối nhau(qua điện áp).

Công suất hao phí là ở cái $\cos\varphi $ cơ mà mạch đang có tính cảm kháng thì phải lắp thêm tụ để tăng $\cos\varphi $ đến 1 chứ, đăng này thì $\cos\varphi $ vẫn ko thay đổi mà
Mà tại sao lắp thêm tụ thì tổng trở lại tăng nhỉ ???
Cố hiểu mà ko đc
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài 7.
Cho các âm có tần số sau:31,25 Hz;62,5 Hz;125 Hz; 250 Hz; 500 Hz, 1000 Hz; 2000 Hz.
Số âm làm đau nhức tai người với $I=10 W/m^2$(lấy $I_o=10^{-12} W/m^2$) là?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Bài Làm:
Bởi vì khi cường độ âm lên $10W/m^{2}$ ứng với mức cường độ âm $130dB$ thì sóng âm với mọi tần số gây cho tai người nhấc nhối. Nên mình chọn D
 
Bài 8.
Cho các phát biểu liên quan đến lade:
1.Nếu 1 photôn ban đầu bay qua một loạt nguyên tử đang ở trạng thái kích thích thì số photon trong lade tăng theo cáp số nhân.
2.Nguyên tắc hoạt động quan trọng nhất của lade là phát xạ tự phát.
3. Tất cả các sóng điện từ trong chùm lade đều cùng pha.
4.Người ta đã chế tạo được 3 loại lade.
5.Lade dùng trong đầu đọc đĩa CD là lade rắn.
Số phát biểu đúng là?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
 
Bài 8.
Cho các phát biểu liên quan đến lade:
1.Nếu 1 photôn ban đầu bay qua một loạt nguyên tử đang ở trạng thái kích thích thì số photon trong lade tăng theo cáp số nhân.
2.Nguyên tắc hoạt động quan trọng nhất của lade là phát xạ tự phát.
3. Tất cả các sóng điện từ trong chùm lade đều cùng pha.
4.Người ta đã chế tạo được 3 loại lade.
5.Lade dùng trong đầu đọc đĩa CD là lade rắn.
Số phát biểu đúng là?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Theo mình có 2 sai vì Nguyên tắc hoạt động của Laze là phát xạ cảm ứng (phát xạ kích thích)không phải tự phát.
Như vậy chọn C
Băn khoăn câu 3.Tất cả các sóng điện từ đều cùng pha .
 
Bài 8.
Cho các phát biểu liên quan đến lade:
1.Nếu 1 photôn ban đầu bay qua một loạt nguyên tử đang ở trạng thái kích thích thì số photon trong lade tăng theo cáp số nhân.
2.Nguyên tắc hoạt động quan trọng nhất của lade là phát xạ tự phát.
3. Tất cả các sóng điện từ trong chùm lade đều cùng pha.
4.Người ta đã chế tạo được 3 loại lade.
5.Lade dùng trong đầu đọc đĩa CD là lade rắn.
Số phát biểu đúng là?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Trả lời:
Đáp án là 3.
1 đúng.
2 sai vì lade dựa trên phát xạ cảm ứng.
3 đúng.
4 đúng: có 3 loại là lade khí, rắn và bán dẫn.
5 sai vì dùng lade bãn dẫn!
 
Bài 9.
Một nguyên tử H đứng yên, ở trạng thái năng lượng cơ bản, bị 1 nguyên tử H giống nó, chuyển động với vận tốc v, va chạm vào. Dùng mẫu Bo và biết rằng năng lượng ion hóa của nguyên tử H là Ei, khối lượng nguyên tử là m, hãy xác định vận tốc giới hạn vo(dưới nó là va chạm đàn hồi, trên thì có thể không đàn hồi, gây ra bức xạ)?
A. $7,23.10^{4}$m/s
B. $5,11.10^{4}$m/s
C. $6,26.10^{4}$m/s
D. $10,84.10^{4}$m/s
 
Bài 9.
Một nguyên tử H đứng yên, ở trạng thái năng lượng cơ bản, bị 1 nguyên tử H giống nó, chuyển động với vận tốc v, va chạm vào. Dùng mẫu Bo và biết rằng năng lượng ion hóa của nguyên tử H là Ei, khối lượng nguyên tử là m, hãy xác định vận tốc giới hạn vo(dưới nó là va chạm đàn hồi, trên thì có thể không đàn hồi, gây ra bức xạ)?
A. $7,23.10^{4}$m/s
B. $5,11.10^{4}$m/s
C. $6,26.10^{4}$m/s
D. $10,84.10^{4}$m/s
Khi bị một nguyên tử H giống hệt va chạm vào thì hai nguyên tử H đứng yên sau va chạm ,toàn bộ động năng chuyển thành năng lượng kích thích E ban đầu nên :
$E=2.W_{d}=2.\dfrac{1}{2}.(\dfrac{v}{2})^{2}=\dfrac{v^{2}}{4}$
Năng lượng ion hóa H là $E_{i}$ nên năng lượng kích thích nhỏ nhất là:

$E=E_{2}-E_{1}=\dfrac{3E_{i}}{4}

\Rightarrow v=\sqrt{\dfrac{3E_{i}}{m}}(E_{i}=13,6eV;m=1,0073u)
\Rightarrow v=6,26.10^{4}m/s$
Chọn C
 
Bài 10.
Xét một mạch gồm động cơ điện ghép nối tiếp với tụ điện .Đặt vào hai đầu mạch một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U(V) thì mạch có hệ số công suất là x, động cơ hoạt động bình thường với hiệu suất H, và hệ số công suất là y. Biết động cơ có điện trở trong là r $\Omega$, khi đó cường độ dòng điện hiệu dụng chạy qua động cơ là:
A. $\dfrac{UxH}{r}$
B. $\dfrac{Ux(1-H)}{r}$
C. $\dfrac{UyH}{r}$
D. $\dfrac{Uy(1-H)}{r}$
 
Bài 11
Một vật nặng khối lượng m đặt trên mặt phẳng nghiêng 1 góc $30^{0}$.Thả cho vật rơi không vận tốc đầu từ trên mặt phẳng nghiêng có hệ số ma sát phụ thuộc và li độ với biểu thức $\mu =0,1.x$ vật dừng lại khi còn trên mặt phẳng nghiêng lấy $g=10m/s^{2}$.Tìm thời gian vật trượt trên mặt phẳng nghiêng

A. 3,376s
B. 5,064s
C. 6,752s
D. 1,688s
 
Bài 12
3 nguồn sóng giống nhau đặt tại 3 đỉnh của một tam giác đều ABC có độ dài một cạnh là $\sqrt{637} cm$ đang dao động vuông góc với mặt nước tạo ra sóng có bước sóng$1cm$ . Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là ?
A. 3
B. 6
C. 18
D. 24
 
Bài 10.
Xét một mạch gồm động cơ điện ghép nối tiếp với tụ điện .Đặt vào hai đầu mạch một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U(V) thì mạch có hệ số công suất là x, động cơ hoạt động bình thường với hiệu suất H, và hệ số công suất là y. Biết động cơ có điện trở trong là r $\Omega $, khi đó cường độ dòng điện hiệu dụng chạy qua động cơ là:
A. $\dfrac{UxH}{r}$
B. $\dfrac{Ux\left(1-H\right)}{r}$
C. $\dfrac{UyH}{r}$
D. $\dfrac{Uy\left(1-H\right)}{r}$

Ta có :

$UIx=\dfrac{I.U_{dc}.y-I^2r}{H}$(1)

Vì mạch này chỉ có điện trở của động cơ thôi nên các giá trị hệ số công suất sẽ là như sau
$\dfrac{U_r}{U}=x, \dfrac{U_r}{U_{dc}}=y$. Từ đó thu được $U_{dc}=\dfrac{Ux}{y}$

Thế vào (1) ta được $I=\dfrac{Ux\left(1-H\right)}{r}$

Chọn B
 
Bài 13
có 4 nguồn sóng giống y hệt nhau có biên độ sóng là $a$ đặt tại 4 đỉnh của một hình ABCD vuông cạnh bằng $25cm$ đang dao động vuôn góc với mặt nước với bước sóng là $1cm$. Số điểm dao động với biên độ $4a$ trên đường tròn ngoại tiếp hình vuông ABCD là ?
A. 0
B. 4
C. 8
D. 16
sogenlun làm thử đi em :D
 
Bài 13
có 4 nguồn sóng giống y hệt nhau có biên độ sóng là $a$ đặt tại 4 đỉnh của một hình ABCD vuông cạnh bằng $25cm$ đang dao động vuôn góc với mặt nước với bước sóng là $1cm$. Số điểm dao động với biên độ $4a$ trên đường tròn ngoại tiếp hình vuông ABCD là ?
A. 0
B. 4
C. 8
D. 16
sogenlun làm thử đi em :D
Gọi O là tâm đường hình vuông ABCD.
Quy ước A,B,C,D tương ứng là các nguồn 1,2,3,4
Xét các điểm M trên đường trung trực EF của đoạn AB và CD( E,F nằm trên (O))
Khi đó:

$d_1=d_2; d_3=d_4$
$u_M=2a\cos\left ( \omega t+\varphi -\dfrac{2\pi d_1}{\lambda } \right )+2a\cos\left ( \omega t+\varphi -\dfrac{2\pi d_3}{\lambda } \right )$
Để M dao động với biên độ cực đại ($4a$) thì:
$d_1-d_3=k\lambda $
Mà $EA-EC\leq d_1-d_3\leq FA-FC=EC-EA$
Trong đó: $EA=2R\sin 22,5^0=2.\dfrac{25}{\sqrt{2}}\sin 22,5^0$
$EC=2R\sin 67,5^0=2.\dfrac{25}{\sqrt{2}}\sin 67,5^0$
$\Rightarrow 2.\dfrac{25}{\sqrt{2}}(\sin 22,5^0-\sin 67,5^0) \leq k\leq 2.\dfrac{25}{\sqrt{2}}(\sin 67,5^0-\sin 22,5^0) $
$\Rightarrow -19,134<k<19,134 $
$\Rightarrow $ có 39 điểm cực đại nên trên đường tròn (O) có 78 điểm cực đại.
Bài này với bài 12 hoàn toàn tương tự nhau nhưng em thấy bài này chả có đáp án nên chả dám post bài kia. Các bác có thể chỉ giúp em sai chỗ nào không chứ em thấy kết quả khủng quả.
KSTN_BK_95 hieubuidinhkiemro721119tkvatliphothong
 
Gọi O là tâm đường hình vuông ABCD.
Quy ước A,B,C,D tương ứng là các nguồn 1,2,3,4
Xét các điểm M trên đường trung trực EF của đoạn AB và CD( E,F nằm trên (O))
Khi đó:

$d_1=d_2; d_3=d_4$
$u_M=2a\cos\left ( \omega t+\varphi -\dfrac{2\pi d_1}{\lambda } \right )+2a\cos\left ( \omega t+\varphi -\dfrac{2\pi d_3}{\lambda } \right )$
Để M dao động với biên độ cực đại ($4a$) thì:
$d_1-d_3=k\lambda $
Mà $EA-EC\leq d_1-d_3\leq FA-FC=EC-EA$
Trong đó: $EA=2R\sin 22,5^0=2.\dfrac{25}{\sqrt{2}}\sin 22,5^0$
$EC=2R\sin 67,5^0=2.\dfrac{25}{\sqrt{2}}\sin 67,5^0$
$\Rightarrow 2.\dfrac{25}{\sqrt{2}}(\sin 22,5^0-\sin 67,5^0) \leq k\leq 2.\dfrac{25}{\sqrt{2}}(\sin 67,5^0-\sin 22,5^0) $
$\Rightarrow -19,134<k<19,134 $
$\Rightarrow $ có 39 điểm cực đại nên trên đường tròn (O) có 78 điểm cực đại.
Bài này với bài 12 hoàn toàn tương tự nhau nhưng em thấy bài này chả có đáp án nên chả dám post bài kia. Các bác có thể chỉ giúp em sai chỗ nào không chứ em thấy kết quả khủng quả.
KSTN_BK_95 hieubuidinhkiemro721119tkvatliphothong


Anh thấy em đang tìm các điểm cực đại trên EF chứ không phải đường tròn (O) :D
 

Quảng cáo

Back
Top