[HOT] Các bài tập, câu hỏi sáng tạo bởi các thành viên Vật lí phổ thông

  • Thread starter Thread starter NTH 52
  • Ngày gửi Ngày gửi

NTH 52

Bùi Đình Hiếu
Super Moderator
Hôm nay tôi lập topic này nhằm mục đích góp phần làm diễn đàn trở nên sôi động hơn nữa với các bài toán, câu hỏi thực sự lạ, hay, và "lừa đẹp".
Quan trọng hơn là giúp nâng cao khả năng sáng tạo cho mỗi thành viên.
Chú ý trong topic:

1. Các bài toán đưa ra phải thực sự do người đó tự sáng tác, không copy từ các đề thi, các diễn đàn(tuy nhiên nếu là bài mà người đó đề nghị trong đề đó, diễn đàn đó thì có quyền đăng lên; khuyến khích chế bài tổng quát, hay chế từ bài tự luận sang trắc nghiệm)


2. Các bài toán phải chất lượng và phù hợp với xu thế đề Đại học hiện nay.
Tuy nhiên có thể bắt kịp sự đổi mới-làm theo phong cách có phần lạ và độc!

3. Post bài đúng quy định (như các topic, chủ đề các bạn vẫn thực hiện khác).

4. Không spam.

5. Giải quyết thấu đáo, nên xong bài trước đó rồi mới đăng bài mới.

Mong diễn đàn ngày càng phát triển!
Chúc mọi người thành công!
 
Bài 1 .
Cho A, M, B là 3 điểm liên tiếp trên một mạch điện xoay chiều không phân nhánh. Biết hiệu điện thế trên các đoạn mạch có các biểu thức tương ứng là $u_{AM}=40 \cos\left(\omega t+\dfrac{\pi}{6}\right)$ và $u_{BM} =50 \cos\left(\omega t -\dfrac{\pi}{2}\right)$. Xác định hiệu điện thế cực đại hai đầu AB?
A. 60,23 V
B. 90 V
C. 78,1 V
D. 45,83 V
 
Bài 1 .
Cho A, M, B là 3 điểm liên tiếp trên một mạch điện xoay chiều không phân nhánh. Biết hiệu điện thế trên các đoạn mạch có các biểu thức tương ứng là $u_{AM}=40 \cos\left(\omega t+\dfrac{\pi}{6}\right)$ và $u_{BM} =50 \cos\left(\omega t -\dfrac{\pi}{2}\right)$. Xác định hiệu điện thế cực đại hai đầu AB?
A. 60,23 V
B. 90 V
C. 78,1 V
D. 45,83 V
Tổng hợp dao động $u_{AB}=u_{AM}+u_{BM}$ bằng máy tính ra $U_{0AB}=45,83$
Chả biết đúng không :|
 
Bài 1 .
Cho A, M, B là 3 điểm liên tiếp trên một mạch điện xoay chiều không phân nhánh. Biết hiệu điện thế trên các đoạn mạch có các biểu thức tương ứng là $u_{AM}=40 \cos \left(\omega t+\dfrac{\pi }{6}\right)$ và $u_{BM} =50 \cos \left(\omega t -\dfrac{\pi }{2}\right)$. Xác định hiệu điện thế cực đại hai đầu AB?
A. 60,23 V
B. 90 V
C. 78,1 V
D. 45,83 V
Hướng dẫn:
Những bài này thực chất là tổng hợp dao dộng.
Tuy nhiên, bài này lừa đẹp!
$$u_{BM} = -u_{MB}.$$
Nên:
$$u_{AB} = 40 \cos \left(\omega t+\dfrac{\pi }{6}\right) + 50 \cos \left(\omega t +\dfrac{\pi }{2}\right).$$
Đáp án $C$.
 
Bài 2.
Có 4 linh kiện: R, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L và hai tụ điện có điện dung $C_1; C_2$. Ghép từng linh kiện vào nguồn xoay chiều với điện áp hiệu dụng U, tần số f thì cường độ dòng điện qua các linh kiện L, $C_1; C_2$ có độ lớn thỏa mãn: $I_{C_1} > I_L > I_{C_2}$. Khi mắc nối tiếp lần lượt các bộ $R, L, C_1$ và $R, L, C_2$ vào nguồn xoay chiều như trên, để hệ số công suất ($\cos\varphi$) lớn nhất mà $\varphi \neq k\pi, k \in Z$ thì công thức liên hệ nào đúng để bài toán thỏa mãn?
A. $\pi^2.f^2L(C_1 + C_2) =1$
B. $4\pi^2.f^2L(C_1 + C_2) =1$
C. $C_1 + C_2 = 8LC_1C_2 \pi^2.f^2$
D. $C_1 + C_2 = 2LC_1C_2 \pi^2.f^2$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
2 đoạn này mâu thuẫn với nhau.
Không hiểu sao tác giả biến đổi được như vậy :surrender:

Hỏi câu a) hay hơn
 

Attachments

  • untitled.JPG
    untitled.JPG
    40.5 KB · Đọc: 226
Bài 3.
Xét va chạm của photon và electron tự do thì nếu electron có xung lượng p, thì sau va chạm nó có thể hấp thụ hoàn toàn mấy phô-tôn?
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
 
Bài 3.
Xét va chạm của photon và electron tự do thì nếu electron có xung lượng p, thì sau va chạm nó có thể hấp thụ hoàn toàn mấy phô-tôn?
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
Bài làm:
Đáp án A.
Gọi động lượng, năng lượng của electron, photon trước va chạm là p, E, q, $\epsilon$, sau va chạm là p', E', q', $\epsilon'$.
Nếu sau va chạm, photon hoàn toàn bị hấp thụ thì q'=0, $epsilon'=0$.
Theo định luật bảo toàn động lượng:
Với các vec-tơ:
p+q=p', nên ta có:
$p'^{2}=p^{2}+q^{2}+2pq.\cos\theta$(1)
$E+\epsilon'=E'$(2)
Với $E=\sqrt{m_{o}^{2}.c^{4}+p^{2}c^{2}}; E'=\sqrt{m_{o}^{2}.c^{4}+p'^{2}c^{2}}; \epsilon=qc$,
Trong đó $m_{o}$ là khối lượng photon, c là vận tốc ánh sáng.
Thế các biểu thức vào (2) ta có $p'^{2}-p^{2}-q^{2}=2q.\sqrt{m_{o}^{2}c^{2}+p^{2}}$(3).
Từ (1), (3), ta có $p\cos \theta=\sqrt{p^{2}+m_{o}^{2}c^{2}}$, ta thấy điều vô lí, nên ta có điều phải chứng minh.
 
Bài 4 .
Một loại đèn ống thông dụng gồm đèn được mắc nối tiếp với stacte, và nối tiếp với một cuộn dây(cuộn này được nối với nguồn điện xoay chiều có giá trị hiệu dụng 228.5V). Người ta đo được cường độ dòng điên hiệu dụng là 0,6A, hiệu điện thế ,iệu dụng ở 2 đầu đèn khi sáng là 84 V, điện trở thuần của cuộn dây là 26,3$\Omega$.Cho biết tấn số của dòng điện là 50Hz, coi đèn là 1 điện trở thuần. Thực tế cần lắp nối tiếp với cuộn dây trên 1 tụ điện có điện dung là bao nhiêu để giảm tối mức có thể dòng vô ích khi sử dụng nhiều đèn, và độ tự cảm của cuộn đang dùng?
A. $4,7\mu F; 1,09 H$
B. $4,7 \mu F; 1,2 H$
C. $9,29 \mu F; 1,09 H$
D. $9,29 \mu F; 1,2 H$
 
Bài 4 .
Một loại đèn ống thông dụng gồm đèn được mắc nối tiếp với stacte, và nối tiếp với một cuộn dây(cuộn này được nối với nguồn điện xoay chiều có giá trị hiệu dụng 228.5V). Người ta đo được cường độ dòng điên hiệu dụng là 0,6A, hiệu điện thế ,iệu dụng ở 2 đầu đèn khi sáng là 84 V, điện trở thuần của cuộn dây là 26,3$\Omega$.Cho biết tấn số của dòng điện là 50Hz, coi đèn là 1 điện trở thuần. Thực tế cần lắp nối tiếp với cuộn dây trên 1 tụ điện có điện dung là bao nhiêu để giảm tối mức có thể dòng vô ích khi sử dụng nhiều đèn, và độ tự cảm của cuộn đang dùng?
A. $4,7\mu F; 1,09 H$
B. $4,7 \mu F; 1,2 H$
C. $9,29 \mu F; 1,09 H$
D. $9,29 \mu F; 1,2 H$

Chọn C vì mỗi đáp án C thỏa mãn sao cho mạch LC xảy ra cộng hưởng
 
Bài 4 .
Một loại đèn ống thông dụng gồm đèn được mắc nối tiếp với stacte, và nối tiếp với một cuộn dây(cuộn này được nối với nguồn điện xoay chiều có giá trị hiệu dụng 228.5V). Người ta đo được cường độ dòng điên hiệu dụng là 0,6A, hiệu điện thế ,iệu dụng ở 2 đầu đèn khi sáng là 84 V, điện trở thuần của cuộn dây là 26,3$\Omega $.Cho biết tấn số của dòng điện là 50Hz, coi đèn là 1 điện trở thuần. Thực tế cần lắp nối tiếp với cuộn dây trên 1 tụ điện có điện dung là bao nhiêu để giảm tối mức có thể dòng vô ích khi sử dụng nhiều đèn, và độ tự cảm của cuộn đang dùng?
A. $4,7\mu F; 1,09 H$
B. $4,7 \mu F; 1,2 H$
C. $9,29 \mu F; 1,09 H$
D. $9,29 \mu F; 1,2 H$
Trả lời: Chọn A.
Bài làm:
Tổng trở của cả mạch là $$Z=\dfrac{228,5}{0,6}=380,8 \Omega .$$
Điện trở của đèn ống: $$R_{o}=\dfrac{84}{0,6}=140 \Omega .$$
Điện trở thuần cả mạch là: $$R=140+26,3=166,3.$$
Cảm kháng là $$Z_{L}=\sqrt{Z^{2}-R^{2}}=342,6.$$
Nên $L=1,09 H$.
Để giảm tối đa hao phí thì sau khi mắc tụ có điện dung C vào mạch thì độ lệch pha u, và i mới sẽ ngược chiều với độ lệch pha ban đầu.
Ta có độ lệch pha ban đầu là $64,1^{o}$.
Nếu mắc thêm tụ có dung kháng $Z_{C}$ thì dung kháng mới là $$Z_{C}'=Z_{C}-342,6.$$
Tổng trở là $$Z'=\sqrt{Z_{C}'^{2}+166,3^{2}}.$$
Cho độ lệch pha thỏa mãn: $$\tan \left(64,1\right)=\dfrac{Z_{C}-Z_{L}}{R}.$$
Tính ra gần đúng: $$C=4,7\mu F.$$
 
Bài 5.
Sắp xếp các tia với các ứng dụng sau, theo thứ tự bước sóng tăng dần?
A. Chữa ung thư nông; chữa bệnh còi xương; giúp sơn mau khô
B. Kiểm tra hành lí; chụp ảnh ban đêm; tiệt trùng thực phẩm
C. Tìm vết nứt trên bề mặt kim loại; bộ điều khiển từ xa; màn quan sát khi chiếu điện
D. Chụp điện; tên lửa tự động tìm mục tiêu;đèn huỳnh quang
 
Bài 5.
Sắp xếp các tia với các ứng dụng sau, theo thứ tự bước sóng tăng dần?
A. Chữa ung thư nông; chữa bệnh còi xương; giúp sơn mau khô
B. Kiểm tra hành lí; chụp ảnh ban đêm; tiệt trùng thực phẩm
C. Tìm vết nứt trên bề mặt kim loại; bộ điều khiển từ xa; màn quan sát khi chiếu điện
D. Chụp điện; tên lửa tự động tìm mục tiêu;đèn huỳnh quang
Chọn A vì theo thứ tự trên lần lượt là:Tia Rơnghen,tia tử ngoại ,tia hồng ngoại.
 
Bài 6.
Cho các phát biểu sau:
1.Quang phổ hấp thụ của chất khí chỉ chứa các vạch hấp thụ.
2.Mọi chất rắn, lỏng khí được nung nóng đến nhiệt độ cao đều phát ra ánh sáng.
3.Quang phổ liên tục chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật.
4.Chất rắn, chất lỏng, chất khí đều cho được quang phổ hấp thụ.
Số phát biểu đúng là?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
 
Trả lời: Chọn A.
Bài làm:
Tổng trở của cả mạch là $$Z=\dfrac{228,5}{0,6}=380,8 \Omega.$$
Điện trở của đèn ống: $$R_{o}=\dfrac{84}{0,6}=140 \Omega.$$
Điện trở thuần cả mạch là: $$R=140+26,3=166,3.$$
Cảm kháng là $$Z_{L}=\sqrt{Z^{2}-R^{2}}=342,6.$$
Nên $L=1,09 H$.
Để giảm tối đa hao phí thì sau khi mắc tụ có điện dung C vào mạch thì độ lệch pha u, và i mới sẽ ngược chiều với độ lệch pha ban đầu.
Ta có độ lệch pha ban đầu là $64,1^{o}$.
Nếu mắc thêm tụ có dung kháng $Z_{C}$ thì dung kháng mới là $$Z_{C}'=Z_{C}-342,6.$$
Tổng trở là $$Z'=\sqrt{Z_{C}'^{2}+166,3^{2}}.$$
Cho độ lệch pha thỏa mãn: $$\tan(64,1)=\dfrac{Z_{C}-Z_{L}}{R}.$$
Tính ra gần đúng: $$C=4,7\mu F.$$

Bỏ qua phần khác hieubuidinh giải thích phần này đc ko ??
Nghĩ mãi chẳng hiểu vì sao lại có điều ấy
Nếu mắc thêm tụ C như vậy thì có khác j so với ko mắc
 

Quảng cáo

Back
Top