Giá trị hiệu dụng của dòng điện trong 1T

tien dung

Well-Known Member
Bài toán
Dòng xoay chiều có $i=I\cos \omega t$ trong đoạn mạch có đặc điểm sau. $\dfrac{1}{3}T $ có I=1A. $\dfrac{2}{3}T $ sau có I=2A. Giá trị hiệu dụng của dòng điện trong 1T là.
Đ/a:$I=\sqrt{3}$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài toán
Dòng xoay chiều có $i=I\cos \omega t$ trong đoạn mạch có đặc điểm sau. $\dfrac{1}{3}T $ có I=1A. $\dfrac{2}{3}T $ sau có I=2A. Giá trị hiệu dụng của dòng điện trong 1T là.
Đ/a:$I=\sqrt{3}$
Thực ra em chẳng hiểu cái đề lắm . . .
Em nghĩ rằng :
Sau $\dfrac{T}{3}$ thì $i=1A$,
Sau $\dfrac{2T}{3}$ thì $i=2A$
Vậy :
Trong $\dfrac{T}{3}$, vật đi từ $2 \to I_0 \to 1$
Suy ra $$\dfrac{T}{3}=\dfrac{T}{2\pi } \left(arc\cos \dfrac{1}{I_0}+arc\cos \dfrac{2}{I_0} \right)$$
Suy ra $I_0=\dfrac{2\sqrt{21}}{3}$
_________________
Chắc em làm nhầm . . .
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Thực ra em chẳng hiểu cái đề lắm ...
Em nghĩ rằng :
Sau $\dfrac{T}{3}$ thì $i=1A$,
Sau $\dfrac{2T}{3}$ thì $i=2A$
Vậy :
Trong $\dfrac{T}{3}$, vật đi từ $2 \to I_0 \to 1$
Suy ra $$\dfrac{T}{3}=\dfrac{T}{2\pi} \left(\arc\cos \dfrac{1}{I_0}+\arc\cos \dfrac{2}{I_0} \right)$$
Suy ra $I_0=\dfrac{2\sqrt{21}}{3}$
_________________
Chắc em làm nhầm ...
E nhầm rùi. Phải dùng bảo toàn năng lượng cho mạch để có biểu thức $$I=\sqrt{I_{1}^{2}.\dfrac{1}{3}+I_{2}^{2}.\dfrac{2}{3}}$$ e ạ
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài toán
Dòng xoay chiều có $i=I\cos \omega t$ trong đoạn mạch có đặc điểm sau. $\dfrac{1}{3}T $ có I=1A. $\dfrac{2}{3}T $ sau có I=2A. Giá trị hiệu dụng của dòng điện trong 1T là.
Đ/a:$I=\sqrt{3}$
Bảo toàn năng lượng
$$Q=Q_{1}+Q_{2}$$
$$I^2RT=I_{1}^2Rt_{1}+I_{2}^2Rt_{2}$$
$$I=\sqrt{I_{1}^2\dfrac{t_{1}}{T}+I_{2}^2\dfrac{t_{2}}{T}}$$
Suy ra $I=\sqrt{3}A$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Quảng cáo

Back
Top