Điện trở thuần của cuộn dây là?

duypro09

Member
Bài toán
Trong giờ thực hành, một học sinh mắc đoạn mạch $AB$ gồm điện trở thuần $40\Omega$ , tụ điện có điện dung $C$ thay đổi được và cuộn dây có độ tự cảm $L$ nối tiếp nhau theo đúng thứ tự trên. Gọi $M$ là điểm nối giữa điện trở thuần và tụ điện. Đặt vào hai đầu đoạn mạch $AB$ một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng $200V$ và tần số $50 Hz$. Khi điều chỉnh điện dung của tụ điện đến giá trị $C_{m}$ thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch $MB$ đạt giá trị cực tiểu bằng $75 V$. Điện trở thuần của cuộn dây là:
 
Bạn viết biểu thức tính UMB thấy rằng nó đạt cực tiểu khi Ul=Uc hay UMB=Ur=75(v)=>UAM=125(v)=>I=3,125(A)=>r=24($\Omega $)
 
Bài toán
Trong giờ thực hành, một học sinh mắc đoạn mạch $AB$ gồm điện trở thuần $40\Omega $ , tụ điện có điện dung $C$ thay đổi được và cuộn dây có độ tự cảm $L$ nối tiếp nhau theo đúng thứ tự trên. Gọi $M$ là điểm nối giữa điện trở thuần và tụ điện. Đặt vào hai đầu đoạn mạch $AB$ một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng $200V$ và tần số $50 Hz$. Khi điều chỉnh điện dung của tụ điện đến giá trị $C_{m}$ thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch $MB$ đạt giá trị cực tiểu bằng $75 V$. Điện trở thuần của cuộn dây là:

Vẽ giản đồ vectơ dễ thấy $U_{MB_{max}}$ khi $Z_{L}=Z_{C}$
Và khi đó $U_{r}=U_{MB}=75 V$, suy ra $\dfrac{r}{r+R}=\dfrac{U_{MB}}{U}$
Từ đây tính ra $r=24 \Omega $.
 

Quảng cáo

Back
Top