Điện áp hiệu dụng hai đầu mạch gần giá trị nào nhất?

tkvatliphothong

Well-Known Member
Bài toán
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng $U$ không đổi, tần số $f$ thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Khi $f=f_o$ $Hz$ thì điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện là $U$. Khi $f=f_o+75$ $Hz$ thì điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm là $U$ và cảm kháng của cuộn cảm lớn gấp $2,5$ lần dung kháng của tụ điện. Khi $f=25\sqrt{2}$ $Hz$ thì điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện là $100\sqrt{2}$ $V$. Điện áp hiệu dụng hai đầu mạch gần giá trị nào nhất sau đây?
A. $100$ $V$
B. $140$ $V$
C. $130$ $V$
D. $180$ $V$
LÂU RỒI MỚI VÀO 4RUM, HÔM NAY CÓ MÓN QUÀ 8/3 CHO CÁC CHỊ EM
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
•Thứ nhất bạn không nên post đáp án trống không như vậy, nếu mình là smod thì bạn bị ban từ lâu rồi nhé.
•Thứ hai là kết quả của bạn sai rồi
Mình không có ý gì cả, chỉ vì mình chưa chắc chắn nên mới post xem mọi người thế nào thôi. Cảm ơn vì lời góp ý và bài toán của bạn!
 
Last edited:
Tớ làm thế này:
vì $U_{C_1}$=$U_{L_2}$
$\Rightarrow $ $\dfrac{Z_{C_1}}{Z_1} $ =$\dfrac{Z_{L_2}}{Z_2} $
$\Rightarrow $ $\dfrac{\dfrac{1}{\omega _1C}}{\sqrt{R^{2}+\left(\omega _1L-\dfrac{1}{\omega _1C}\right)^{2}}}$=$\dfrac{\omega _2L}{\sqrt{R^{2}+\left(\omega _2L-\dfrac{1}{\omega _2C}\right)^{2}}}$
thay R= 2$Z_{C_2}$; gọi f, $\omega $ cộng hưởng là f,$\omega $
suy ra L=$\dfrac{1}{\omega ^{2}C}$. F$^{2}$ = ( $f_o$ +75)$^{2}$
thay vào và rút gọn ta đươc:
$\dfrac{1}{f_o^{2}}$= $\dfrac{4}{\left(f_o + 75\right)^{2}}$ + ($\dfrac{2,5f_o}{\left(f_o +75\right)^{2}}$ - $\dfrac{1}{f_o}$ )$^{2}$.
Bấm máy tính được $f_o$=50 Hz
Ta xét trong TH2 khi điện áp hiệu dụng trên cuộn cảm =U
khi đó đặt $Z_L$=x suy ra $Z_C$=$\dfrac{2}{5}$x và R=$\dfrac{4}{5}$x
 
Last edited:
Khi f= 25$\sqrt{2}$ thì $Z_C$= $\sqrt{2}$x; $Z_L$=$\dfrac{\sqrt{2}}{5}$x;
R=$\dfrac{4}{5}$x. Suy ra tổng trở Z=$\dfrac{4\sqrt{3}}{5}$x
ta có $U_C$=U$\dfrac{Z_C}{Z}$ suy ra U=80$\sqrt{3}$.
Chọn B.
Tớ thấy mình làm dài dòng quá. Ai có cách làm hay thì post nhé!
 
Last edited:
Bài toán
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng $U$ không đổi, tần số $f$ thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Khi $f=f_o$ $Hz$ thì điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện là $U$. Khi $f=f_o+75$ $Hz$ thì điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm là $U$ và cảm kháng của cuộn cảm lớn gấp $2,5$ lần dung kháng của tụ điện. Khi $f=25\sqrt{2}$ $Hz$ thì điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện là $100\sqrt{2}$ $V$. Điện áp hiệu dụng hai đầu mạch gần giá trị nào nhất sau đây?
A. $100$ $V$
B. $140$ $V$
C. $130$ $V$
D. $180$ $V$
LÂU RỒI MỚI VÀO 4RUM, HÔM NAY CÓ MÓN QUÀ 8/3 CHO CÁC CHỊ EM
Nhân ngày 8/03 chúc các bạn nữ trong diễn đàn vui vẻ và đạt thành công
Sau đây mình xin trình bày cách giải theo kiểu hổ báo :v
Xét $f_1=f_0$

$U=U_{C_1}$

$\Rightarrow R^2+Z_{L_1}^2-2Z_{L_1}.Z_{C_1}=0$

$\Rightarrow R^2+\left(2\pi .f_1.L\right)^2-2\dfrac{L}{C}=0$

Xét $f_2=f_0+75$

$U=U_{L_2}$

$\Rightarrow R^2+Z_{C_2}^2-2Z_{L_1}.Z_{C_1}=0$

Ta lại có $Z_{L_2}=2,5.Z_{C_2}$ hay $LC=\dfrac{2,5}{\left(2\pi .f_2\right)^2}$

$\Rightarrow R=2Z_{C_2}$

$\Rightarrow R=\dfrac{2}{2\pi .f_2.C}$

Thế vào trên ta được

$\left(\dfrac{2}{2\pi .f_2.C}\right)^2+\left(2\pi .f_1.L\right)^2-2\dfrac{L}{C}=0$

$\Rightarrow \left(\dfrac{1}{\pi .f_2}\right)^2+\left(2\pi .f_1.LC\right)^2-2LC=0$

$\Rightarrow \left(\dfrac{1}{\pi .f_2}\right)^2+\left(2\pi .f_1.\dfrac{2,5}{\left(2\pi .f_2\right)^2}\right)^2-2\dfrac{2,5}{\left(2\pi .f_2\right)^2}=0$

$\Rightarrow \left(\dfrac{1}{\pi .f_2}\right)^2+\left(2\pi .f_1.\dfrac{2,5}{\left(2\pi .f_2\right)^2}\right)^2-\dfrac{5}{\left(2\pi .f_2\right)^2}=0$

$\Rightarrow \dfrac{2,5. f_1}{2\pi . \left(f_2\right)^2}=\dfrac{1}{2\pi . f_2}$

$\Rightarrow f_2=2,5. f_1$

$\Rightarrow f_0=50 hz$

Khi đã tìm ra $f_0$ thì tiếp tục

Ta xét tại hai TH

$f=75+50$ và $f=25\sqrt{2}$

Tại $f=75+50$ ta có thể chọn ngay một giá trị nào đó của $R,Z_L,Z_C$ rồi thế xuống TH sau vì trong bài này ta chỉ cần tìm tỉ lệ là được(Coi như một kiểu chuẩn hóa bất đẳng thức đồng bậc :v) http://vatliphothong.vn/t/5003/
Đúng không tkvatliphothong :)
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Tớ làm thế này:
vì $U_{C_1}$=$U_{L_2}$
$\Rightarrow $ $\dfrac{Z_{C_1}}{Z_1} $ =$\dfrac{Z_{L_2}}{Z_2} $
$\Rightarrow $ $\dfrac{\dfrac{1}{\omega _1C}}{\sqrt{R^{2}+\left(\omega _1L-\dfrac{1}{\omega _1C}\right)^{2}}}$=$\dfrac{\omega _2L}{\sqrt{R^{2}+\left(\omega _2L-\dfrac{1}{\omega _2C}\right)^{2}}}$
thay R= 2$Z_{C_2}$; gọi f, $\omega $ cộng hưởng là f,$\omega $
suy ra L=$\dfrac{1}{\omega ^{2}C}$. F$^{2}$ = ( $f_o$ +75)$^{2}$
thay vào và rút gọn ta đươc:
$\dfrac{1}{f_o^{2}}$= $\dfrac{4}{\left(f_o + 75\right)^{2}}$ + ($\dfrac{2,5f_o}{\left(f_o +75\right)^{2}}$ - $\dfrac{1}{f_o}$ )$^{2}$.
Bấm máy tính được $f_o$=50 Hz
Ta xét trong TH2 khi điện áp hiệu dụng trên cuộn cảm =U
khi đó đặt $Z_L$=x suy ra $Z_C$=$\dfrac{2}{5}$x và R=$\dfrac{4}{5}$x
Khi f= 25$\sqrt{2}$ thì $Z_C$= $\sqrt{2}$x; $Z_L$=$\dfrac{\sqrt{2}}{5}$x;
R=$\dfrac{4}{5}$x. Suy ra tổng trở Z=$\dfrac{4\sqrt{3}}{5}$x
ta có $U_C$=U$\dfrac{Z_C}{Z}$ suy ra U=80$\sqrt{3}$.
Chọn B.
Tớ thấy mình làm dài dòng quá. Ai có cách làm hay thì post nhé!
Đặt thẻ $$ vào đầu và cuối công thức cậu nhé
 
Nhân ngày 8/03 chúc các bạn nữ trong diễn đàn vui vẻ và đạt thành công
Sau đây mình xin trình bày cách giải theo kiểu hổ báo :v
Xét $f_1=f_0$

$U=U_{C_1}$

$\Rightarrow R^2+Z_{L_1}^2-2Z_{L_1}.Z_{C_1}=0$

$\Rightarrow R^2+\left(2\pi .f_1.L\right)^2-2\dfrac{L}{C}=0$

Xét $f_2=f_0+75$

$U=U_{L_2}$

$\Rightarrow R^2+Z_{C_2}^2-2Z_{L_1}.Z_{C_1}=0$

Ta lại có $Z_{L_2}=2,5.Z_{C_2}$ hay $LC=\dfrac{2,5}{\left(2\pi .f_2\right)^2}$

$\Rightarrow R=2Z_{C_2}$

$\Rightarrow R=\dfrac{2}{2\pi .f_2.C}$

Thế vào trên ta được

$\left(\dfrac{2}{2\pi .f_2.C}\right)^2+\left(2\pi .f_1.L\right)^2-2\dfrac{L}{C}=0$

$\Rightarrow \left(\dfrac{1}{\pi .f_2}\right)^2+\left(2\pi .f_1.LC\right)^2-2LC=0$

$\Rightarrow \left(\dfrac{1}{\pi .f_2}\right)^2+\left(2\pi .f_1.\dfrac{2,5}{\left(2\pi .f_2\right)^2}\right)^2-2\dfrac{2,5}{\left(2\pi .f_2\right)^2}=0$

$\Rightarrow \left(\dfrac{1}{\pi .f_2}\right)^2+\left(2\pi .f_1.\dfrac{2,5}{\left(2\pi .f_2\right)^2}\right)^2-\dfrac{5}{\left(2\pi .f_2\right)^2}=0$

$\Rightarrow \dfrac{2,5. f_1}{2\pi . \left(f_2\right)^2}=\dfrac{1}{2\pi . f_2}$

$\Rightarrow f_2=2,5. f_1$

$\Rightarrow f_0=50 hz$

Khi đã tìm ra $f_0$ thì tiếp tục

Ta xét tại hai TH

$f=75+50$ và $f=25\sqrt{2}$

Tại $f=75+50$ ta có thể chọn ngay một giá trị nào đó của $R,Z_L,Z_C$ rồi thế xuống TH sau vì trong bài này ta chỉ cần tìm tỉ lệ là được(Coi như một kiểu chuẩn hóa bất đẳng thức đồng bậc :v) http://vatliphothong.vn/t/5003/
Đúng không tkvatliphothong :)
Không :)), mình ít khi chế nào nào mà bắt người giải phải làm cả trang vậy cả :v
P/S: công nhận các bác thật to tay :))
 
Không :)), mình ít khi chế nào nào mà bắt người giải phải làm cả trang vậy cả :v
P/S: công nhận các bác thật to tay :))
Sau đây xin trình bày cách đẹp mắt hơn :v

$U_{L_2}=U=U_{C_1}$

$\Rightarrow Z_{L_2}=Z_{C_1}$

Ta lại có $Z_{L_2}=2,5. Z_{C_2}$

$\Rightarrow Z_{C_1}=2,5. Z_{C_2}$

Suy ra $f_0$ tkvatliphothong nhể :))
 
Bài toán
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng $U$ không đổi, tần số $f$ thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Khi $f=f_o$ $Hz$ thì điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện là $U$. Khi $f=f_o+75$ $Hz$ thì điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm là $U$ và cảm kháng của cuộn cảm lớn gấp $2,5$ lần dung kháng của tụ điện. Khi $f=25\sqrt{2}$ $Hz$ thì điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện là $100\sqrt{2}$ $V$. Điện áp hiệu dụng hai đầu mạch gần giá trị nào nhất sau đây? A. $100$ $V$ B. $140$ $V$ C. $130$ $V$ D. $180$ $V$ LÂU RỒI MỚI VÀO 4RUM, HÔM NAY CÓ MÓN QUÀ 8/3 CHO CÁC CHỊ EM
Lời giải

  • Theo giả thiết,

$$\begin{cases} {\text{Với }} f=f_{0}: {}U_{C_{0}}=U \\ {\text{Với }}f=f_{1}=f_{0}+75\left(Hz \right): {}U_{L_{1}}=U \end{cases}\Rightarrow \begin{cases} Z_{C_{0}}=Z_{0} \\ Z_{L_{1}}=Z_{1} \end{cases} \\$$

$\Rightarrow \begin{cases} \dfrac{1}{\omega _{0}C}=\sqrt{R^{2}+\left(\omega _{0}L-\dfrac{1}{\omega _{0}C} \right)^{2}} \\ \omega _{1}L=\sqrt{R^{2}+\left(\omega _{1}L-\dfrac{1}{\omega _{1}C} \right)^{2}} \end{cases}$

$\Rightarrow \begin{cases} R^{2}+\left(\omega _{0}L \right)^{2} - 2\dfrac{L}{C}=0\\ R^{2}+\left(\dfrac{1}{\omega _{1}C} \right)^{2}-2\dfrac{L}{C}=0 \end{cases} \\ \Rightarrow Z_{C_{0}}=Z_{L_{1}}$.
  • Mặt khác, cũng theo giả thiết, ta có $Z_{C_{0}}=Z_{L_{1}}=\dfrac{5}{2}Z_{C_{1}},$ suy ra $\dfrac{f_{1}}{f_{0}}=\dfrac{5}{2}\Rightarrow f_{0}=50Hz; f_{1}=125Hz$.
  • Xét các hệ phương trình

$\left(I \right)\begin{cases} Z_{L_{1}}=\sqrt{R^{2}+\left(Z_{L_{1}}-Z_{C_{1}} \right)^{2}} \\ Z_{C_{1}}=\dfrac{2}{5}Z_{L_{1}} \end{cases}\Rightarrow Z_{L_{1}}=\dfrac{5}{4}R $
$ \left(II \right)\begin{cases} Z_{L_{1}}=\dfrac{5}{4}R \\ Z_{C_{1}}=\dfrac{2}{5}Z_{L_{1}} \end{cases}\Rightarrow Z_{C_{1}}=\dfrac{R}{2}\Rightarrow CR=\dfrac{1}{\pi f_{1}} $

Đặt $f_{2}=25\sqrt{2}Hz$.

  • Xét các tỉ số
$\begin{cases} \dfrac{Z_{C_{1}}}{Z_{C_{2}}}=\dfrac{f_{2}}{f_{1}}=\dfrac{\sqrt{2}}{5} \\ \dfrac{Z_{L_{1}}}{Z_{L_{2}}}=\dfrac{f_{1}}{f_{2}}=\dfrac{5}{\sqrt{2}} \end{cases}\Rightarrow \begin{cases} Z_{C_{2}}=\dfrac{5}{\sqrt{2}}Z_{C_{1}}=\dfrac{5}{2\sqrt{2}}R \\ Z_{L_{2}}=\dfrac{\sqrt{2}}{5}Z_{L_{1}}=\dfrac{\sqrt{2}}{4}R \end{cases}$
Với $f=f_{2}$, ta có
$100\sqrt{2}=\dfrac{U}{\sqrt{R^{2}+\left(Z_{L_{2}}-Z_{C_{2}} \right)^{2}}}.\dfrac{1}{2\pi f_{2}C} $
$=\dfrac{U}{\sqrt{3}R}.\dfrac{1}{C. 2\pi f_{2}} $
$ =\dfrac{1}{2\pi \sqrt{3}}.\dfrac{U}{RC}.\dfrac{1}{f_{2}} $
$=\dfrac{U}{2\sqrt{3}}.\dfrac{f_{1}}{f_{2}} \\ =\dfrac{5U}{2\sqrt{6}} $
$\Rightarrow U=80\sqrt{3}\left(V \right)\approx 138,56\left(V \right)$
Gần đáp án B. nhất.
Chọn B.
P/s: em không biết mình giải đúng hay sai nữa :) Anh tkvatliphothong nếu có cách giải hay thì chỉ mọi người với :)
 
Solution

Quảng cáo

Back
Top