Điện áp cực đại giữa M và N là

Thảo Bùi

Active Member
Bài toán
Một con lắc đơn có chiều dài dây treo là l=1m;đầu trên M dữ cố định; đầu dưới N gắn với vật bằng kim loại. Kéo vật khỏi VTCB góc 0,1 rad rồi buông nhẹ cho vật dao động. Đặt con lắc trong từ trường đều B= 0,5T sao cho vecto B vuông góc với mặt phẳng dao động của con lắc. Điện áp cực đại giữa M và N là.
A. 0,111V
B. 0,039V
C. 0,079V
D. 0,055V
 
Bài toán
Một con lắc đơn có chiều dài dây treo là l=1m;đầu trên M dữ cố định; đầu dưới N gắn với vật bằng kim loại. Kéo vật khỏi VTCB góc 0,1 rad rồi buông nhẹ cho vật dao động. Đặt con lắc trong từ trường đều B= 0,5T sao cho vecto B vuông góc với mặt phẳng dao động của con lắc. Điện áp cực đại giữa M và N là.
A. 0,111V
B. 0,039V
C. 0,079V
D. 0,055V
Con lắc đơn bằng kim loại dao động trong từ trường đều sẽ dẫn đến sự biến thiên của từ thông và sinh ra suất điện động cảm ứng
ta có $e=-\dfrac{d\Phi }{dt}=-\left(\Phi \right)'$
với con lắc dao động với góc $\alpha $ nhỏ thì diện tích nó quét được trong điện trường đều sẽ có dạng hình quạt với $S_{q}=\dfrac{\alpha }{2\pi }.\pi l^{2}$
$\Rightarrow e=-\dfrac{Bl^{2}}{2}\left(\alpha \right)'$
với $\alpha =a_{0}\cos \left(\omega t+ \varphi \right)$
$\Rightarrow e=\dfrac{Bl^{2}\omega \alpha _{0}\sin \left(\omega t+\varphi \right)}{2}$
Vậy điện áp cực đại giữa M và N là $e_{max}=\dfrac{Bl^{2}\omega \alpha _{0}}{2}$ $=\dfrac{0,5.1^{2}.\sqrt{10}.0,1}{2}$=0,79
 

Quảng cáo

Back
Top