MPĐ Biểu thức liên hệ đúng là

tkvatliphothong

Well-Known Member
Bài toán
Một máy phát điện xoay chiều có điện trở không đáng kể, gồm một cặp cực từ. Mắc máy phát vào đoạn mạch nối tiếp $RLC$. Khi ro6to của máy qua đều với tốc độ $n_1$ vòng/giây thì mạch $RLC$ xảy ra cộng hưởng điện và điện trở trong mạch lúc này bằng $n$ lần dung kháng của mạch. Khi rôto của máy quay đều với tốc độ $n_2$ vòng/giây. Thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch đạt cực đại. Biểu thức liên hệ đúng là
A. $\left(\dfrac{n_1}{n_2} \right)^2=1-\dfrac{n^2}{2}$
B. $n_1=n_2$
C. $\dfrac{1}{n^2}=\dfrac{1}{2}\left(\dfrac{1}{n_1^2}+\dfrac{1}{n_2^2} \right)$
D. $\left(\dfrac{n_1}{n_2} \right)^2+\left(\dfrac{n}{2}\right)^2=1$
P/s: Sài Gòn lạc nhau xem như nhất. Kẻ ở người đi lối vô tình. . .
 
Bài toán
Một máy phát điện xoay chiều có điện trở không đáng kể, gồm một cặp cực từ. Mắc máy phát vào đoạn mạch nối tiếp $RLC$. Khi ro6to của máy qua đều với tốc độ $n_1$ vòng/giây thì mạch $RLC$ xảy ra cộng hưởng điện và điện trở trong mạch lúc này bằng $n$ lần dung kháng của mạch. Khi rôto của máy quay đều với tốc độ $n_2$ vòng/giây. Thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch đạt cực đại. Biểu thức liên hệ đúng là
A. $\left(\dfrac{n_1}{n_2} \right)^2=1-\dfrac{n^2}{2}$
B. $n_1=n_2$
C. $\dfrac{1}{n^2}=\dfrac{1}{2}\left(\dfrac{1}{n_1^2}+\dfrac{1}{n_2^2} \right)$
D. $\left(\dfrac{n_1}{n_2} \right)^2+\left(\dfrac{n}{2}\right)^2=1$
Theo kinh nghiệm của mình thì có thể loại ngay đáp án A và D do chúng không đồng bậc (Nói rõ hơn là không đồng nhất đơn vị)
Nhìn vào hai đáp án còn lại thì có thể dự đoán cách giải và đáp án đúng mình nghĩ là đáp án C (Giả sử đáp án B đúng thì ta có thể thử ngay được)
Cái này mình nghĩ thay đổi tốc độ quay của roto cũng như thay đổi $f$
 
Theo kinh nghiệm của mình thì có thể loại ngay đáp án A và D do chúng không đồng bậc (Nói rõ hơn là không đồng nhất đơn vị)
Nhìn vào hai đáp án còn lại thì có thể dự đoán cách giải và đáp án đúng mình nghĩ là đáp án C (Giả sử đáp án B đúng thì ta có thể thử ngay được)
Cái này mình nghĩ thay đổi tốc độ quay của roto cũng như thay đổi $f$
Nếu đơn giản vậy thì không phải bài của tk :))). Và suy luận trên chưa chính xác :))
 
Chọn $R = n$ . Khi rôt quay tốc độ $n_1$ thì $Z_L = Z_C = 1$ . Khi rôt quay $n_2$ thì $Z_L = \dfrac{n_2}{n_1}$ , $Z_C = \dfrac{n_1}{n_2}$ . Áp dụng công thức $Z_L \left( Z_C - Z_L \right) = \dfrac{R^{2}}{2}$ Thay vào được A

Chọn R = n . Khi rôt quay tốc độ n1 thì ZL = ZC = 1 . Khi rôt quay n2 thì $Zl = \dfrac{n2}{n1}$ , $ZC = \dfrac{n1}{n2}$ . Áp dụng công thức $ZL \left( ZC - ZL \right) = \dfrac{R^{2}}{2}$ Thay vào được A
 
Chọn $R = n$ . Khi rôt quay tốc độ $n_1$ thì $Z_L = Z_C = 1$ . Khi rôt quay $n_2$ thì $Z_L = \dfrac{n_2}{n_1}$ , $Z_C = \dfrac{n_1}{n_2}$ . Áp dụng công thức $Z_L \left( Z_C - Z_L \right) = \dfrac{R^{2}}{2}$ Thay vào được A
Sao lại suy ra được công thức liên hệ này vậy bạn nói rõ được không?
Theo mình nhớ thì bên mạch RLC khi thay đổi $\omega $ để $U_{C}$ max thì $tg\varphi _{RL}$.$tg\varphi$ = 1/2 mới suy ra được hệ thức trên, còn trong trường hợp này suy ra như thế nào vậy?
 
Đúng rồi. Mình cũng đang thắc mắc sao lại suy ra được cái hệ thức $Z_L\left(Z_C−Z_L\right)=...$
Bạn giải thích được không?
Cảm ơn nhiều
 
Bài toán
Một máy phát điện xoay chiều có điện trở không đáng kể, gồm một cặp cực từ. Mắc máy phát vào đoạn mạch nối tiếp $RLC$. Khi ro6to của máy qua đều với tốc độ $n_1$ vòng/giây thì mạch $RLC$ xảy ra cộng hưởng điện và điện trở trong mạch lúc này bằng $n$ lần dung kháng của mạch. Khi rôto của máy quay đều với tốc độ $n_2$ vòng/giây. Thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch đạt cực đại. Biểu thức liên hệ đúng là
A. $\left(\dfrac{n_1}{n_2} \right)^2=1-\dfrac{n^2}{2}$
B. $n_1=n_2$
C. $\dfrac{1}{n^2}=\dfrac{1}{2}\left(\dfrac{1}{n_1^2}+\dfrac{1}{n_2^2} \right)$
D. $\left(\dfrac{n_1}{n_2} \right)^2+\left(\dfrac{n}{2}\right)^2=1$
P/s: Sài Gòn lạc nhau xem như nhất. Kẻ ở người đi lối vô tình. ..
$R=n, Z_{L_1}=Z_{C_1}=1$ suy ra $Z_{L_2}=\dfrac{n_{2}}{n_{1}}$ và $Z_{C_{2}}=\dfrac{n_{1}}{n_{2}}$
Có $I_{2}=\dfrac{n_{2}}{\sqrt{n^2+\left(\dfrac{n_1}{n_2}-\dfrac{n_{2}}{n_1}\right)^2}}=\dfrac{1}{\sqrt{\dfrac{n_1^2}{n_2^4}+\dfrac{n^2-2}{n_2^2}+\dfrac{1}{n_{1}^2}}}$
$I_{2max}$ khi $\dfrac{1}{n_{2}^2}=\dfrac{2-n^2}{2n_{1}^2}$
Chắc là A.
PS. Cả 4 cái đều thuần nhất mà
Đúng rồi. Mình cũng đang thắc mắc sao lại suy ra được cái hệ thức $Z_L\left(Z_C−Z_L\right)=...$
Bạn giải thích được không?
Cảm ơn nhiều
Cái này nó y như thay đổi $\omega $ để $U_{L_{max}}$ mà, chịu khó viết biểu thức ra mới thấy giống
 
Last edited:

Quảng cáo

Back
Top