The Collectors

Bài VI. 11 trang 103 SBT Vật Lí 12

Câu hỏi: Giới hạn quang điện của kẽm là \(0,35\mu m.\)
a) Giới hạn quang điện này nằm trong vùng ánh sáng gì (hồng ngoại, tử ngoại, tia \(X,...)?\)
b) Tính công thoát eelectron khỏi kẽm.
c) Có thể dùng một chùm tia laze đỏ cực mạnh, sao cho eelectron có thể hấp thụ liên tiếp hai phôtôn đỏ, đủ năng lượng để bứt ra khỏi tấm kẽm được không? Tại sao?
Cho \(h = 6,{625.10^{ - 34}}J. S; c = {3.10^{^8}}m/s; e = 1,{6.10^{ - 19}}C.\)
Phương pháp giải
Sử dụng công thức \(A = \dfrac{{hc}}{{{\lambda _0}}}\)
Lời giải chi tiết
a) Giới hạn quang điện này nằm trong vùng ánh sáng tử ngoại
b) Ta có \(A = \dfrac{{hc}}{{{\lambda _0}}} = \dfrac{{6,{{625.10}^{ - 34}}{{. 3.10}^8}}}{{0,{{35.10}^{ - 6}}}} = 5,{68.10^{ - 19}}J\)
c) Không thể dùng tia laze đỏ cực mạnh để tạo ra hiện tượng quang điện ở kẽm được. Đó là vì tại mỗi thời điểm, mỗi êlectron ở kẽm chỉ có thế hấp thụ được một phôtôn. Phôtôn ánh sáng đỏ không đủ năng lượng để kích thích êlectron, nên êlectron ở kẽm không hấp thụ phôtôn này. Như vậy, các phôtôn ánh sáng đỏ tuần tự đến gặp một êlectron thì chúng hoàn toàn không bị hấp thụ.
 

Quảng cáo

Back
Top