The Collectors

Bài 3 trang 69 SGK Vật lí 10

Câu hỏi: Tại sao gia tốc rơi tự do và trọng lượng của vật càng lên cao lại càng giảm?
Lời giải chi tiết
Lực hấp dẫn giữa hai vật: F = G. Mm/d²
Trong đó M, m, d là khối lượng và khoảng cách giữa hai vật, G là hằng số hấp dẫn.
Vật có khối lượng m nhỏ hơn nhiều so với trái đất, ta xem lực tác dụng của trái đất lên vật là F = P = mg gọi là trọng lực
* Vật ở gần mặt đất: d = R (bán kính trái đất)
\(P = mg = G\frac{{Mm}}{{{R^2}}}\left( 1 \right)\)
* Vật ở độ cao h => cách tâm trái đất: d = R+h
\(P' = mg' = G\frac{{Mm}}{{{{\left( {R + h} \right)}^2}}}\left(2 \right)\)
Lấy (2) chia (1)
\(\dfrac{g}{{g'}} = \dfrac{{{R^2}}}{{{{\left( {R + h} \right)}^2}}}\)
Gia tốc trọng trường tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách từ vật đến tâm trái đất
Khi h càng lớn (càng lên cao) thì g càng giảm.
P = mg, nên khi g giảm => P giảm
 

Quảng cáo

Back
Top