The Collectors

Bài 13.1; 13.2; 13.3; 13.4 trang 27 SBT Hóa học 12

Câu hỏi:

Câu 13.1.​

Cho các polime :(-CH2​ - CH2​-)n​, (-CH2​-CH = CH-CH2​-)­n ​và (-NH-[CH2​]5​-CO-)n​. Công thức các monome tạo nên các polime trên (bằng cách trùng hợp hoặc trùng ngưng) lần lượt là
A. CH2​ = CH2​ ; CH3​ - CH = CH - CH3​ ; H2​N - CH2​ -CH2​- COOH.
B. CH2​ = CHCl; CH3​ - CH = CH - CH3​ ; H2​N - CH(NH2​) - COOH.
C. CH2​ = CH2​ ; CH2​ = CH - CH = CH2​ ; H2​N - [CH2​]5​ - COOH.
D. CH2​ = CH2​ ; CH3​ - CH = C = CH2​ ; H2​N - [CH2​]5​ - COOH.
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết bài đại cương về polime tại đây
Lời giải chi tiết:
n CH2​ = CH2​  $\xrightarrow{{{t^0},p,xt}}$  (-CH2​ - CH2​-)n​
n CH2​ = CH - CH = CH2​  $\xrightarrow{{{t^0},p,xt}}$
(-CH2​-CH = CH-CH2​-)­n​
n H2​N - [CH2​]5​ - COOH  $\xrightarrow{{t^0}}$   n ${H_2}O$
+ (-NH-[CH2​]5​-CO-)n​
$\Rightarrow$  Chọn C

Câu 13.2.​

Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. Stiren.                               B. Toluen
C. Propen                              D. Isopren.
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết bài đại cương về polime tại đây
Lời giải chi tiết:
Điều kiện cần về cấu tạo của polime tham gia phản ứng trùng hợp là trong phân tử phải có liên kết bội hoặc vòng kém bền. $\Rightarrow$   ${C_6}{H_5}C{H_3}$ không thõa mãn
$\Rightarrow$  Chọn B

Câu 13.3.​

Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là
A. Glyxin.
B. Axit terephtalic.
c. Axit axetic.
D. Etylen glicol.
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết bài đại cương về polime tại đây
Lời giải chi tiết:
Điều kiện cần để có phản ứng trùng ngưng là các monome tham gia phản ứng trùng ngưng phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng để tạo được liên kết với nhau.
glyxin  ${H_2}N{{\text{[}}C{H_2}{\text{]}}_6}N{H_2}$
axit terephtalic   $p - HOOC - {C_6}{H_4}{\text{CO}}OH$
etylen glicol   $ HO - {C}{H_2}-{C}{H_2}-OH$
axit axetic  $C{H_3}{\text{CO}}OH$
$\Rightarrow$  Chọn C

Câu 14.4.​

Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng ?
A. Các polime không bay hơi.
B. Đa số polime khó hoà tan trong các dung môi thông thường.
C. Các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
D. Các polime đều bền vững dưới tác dụng của axit.
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết bài đại cương polime tại đây
Lời giải chi tiết:
Tính chất vật lí chung của polime: hầu hết là những chất rắn, không bay hơi, có nhiệt độ nóng chảy không cố định cố định, khó hòa tan trong các dung môi thông thường, nhiều chất có tính cách điện, cách nhiệt, một số có tính dẻo, tính đàn hồi
$\Rightarrow$  Chọn D
Rất tiếc, câu hỏi này chưa có lời giải chi tiết. Bạn ơi, đăng nhập và giải chi tiết giúp zix.vn nhé!!!
 

Quảng cáo

Back
Top