Viết biểu thức điện áp $u_C$ trên tụ C

JDieen XNguyeen

Well-Known Member
Bài toán
Cho mạch điện nối tiếp gồm điện trở R= 50 $\Omega $, cuộn cảm thuần $L=\dfrac{1}{\pi }H$ và tụ điện $C=\dfrac{50}{\pi }\left(\mu F\right)$. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp $u=50+100\sqrt{2}\cos \left(100\pi t\right)+50\sqrt{2}\cos \left(200\pi t\right)\left(V\right)$. Viết biểu thức điện áp $u_C$ trên tụ C
 
Bài toán
Cho mạch điện nối tiếp gồm điện trở R= 50 $\Omega $, cuộn cảm thuần $L=\dfrac{1}{\pi }H$ và tụ điện $C=\dfrac{50}{\pi }\left(\mu F\right)$. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp $u=50+100\sqrt{2}\cos \left(100\pi t\right)+50\sqrt{2}\cos \left(200\pi t\right)\left(V\right)$. Viết biểu thức điện áp $u_C$ trên tụ C
Tớ nghĩ bài này không hợp với phổ thông luyện thi đại học vì nó cần kiến thức của Vật lý đại cương: tổng hợp hai dao động cùng phương khác tần số.
 
Tớ nghĩ bài này không hợp với phổ thông luyện thi đại học vì nó cần kiến thức của Vật lý đại cương: tổng hợp hai dao động cùng phương khác tần số.
Cái này nó chỉ làm đơn giản thôi, $u=u_1+u_2+u_3$
sau đó xét riêng mạch cho từng nguồn áp $u_1,u_2,u_3$, rồi tổng hợp lại bằng phép cộng thôi
 
Cái này nó chỉ làm đơn giản thôi, $u=u_1+u_2+u_3$
sau đó xét riêng mạch cho từng nguồn áp $u_1,u_2,u_3$, rồi tổng hợp lại bằng phép cộng thôi
Cuối cùng vẫn dẫn tới phép tổng hợp $u_C=U_{o1C} \cos \left(100 \pi t + \varphi_1 \right)+U_{o2C} \cos \left(200 \pi t + \varphi_2 \right)$ mà cậu.
 
Cuối cùng vẫn dẫn tới phép tổng hợp $u_C=U_{o1C} \cos \left(100 \pi t + \varphi_1 \right)+U_{o2C} \cos \left(200 \pi t + \varphi_2 \right)$ mà cậu.
Đúng rồi cậu, nhưng mà vẫn tính riêng rẽ từng nguồn rồi dùng phép cộng đơn thuần thôi. Bài này nó hay ở chỗ khi chỉ có nguồn một chiều tác dụng thì $U_{C_0}=50$
Vẫn để biểu thức cộng ấy, không tổng hợp lại cậu à
 
Last edited:

Quảng cáo

Back
Top