[2013] Bài tập Dao động và sóng điện từ trong các đề thi thử Vật lí

Tăng Hải Tuân

Well-Known Member
Administrator
Hôm nay mình lập topic nhằm có một cái nhìn tổng quan về bài tập Dao động và sóng điện từ trong các đề thi thử, đặc biệt là đề thi thử các trường Chuyên trên cả nước, mong các bạn tham gia nhiệt tình ^^!
Nội quy của topic như sau:
Thứ nhất: Thực hiện đúng nội quy của diễn đàn tại đây
Thứ hai: Các bài post phải đánh số thứ tự, và phải trình bày theo mẫu sau:
(có được bằng cách ấn vào nút LB trên khung soạn thảo)
Bài x. (Đề thi thử lần y, trường z)
Đề bài viết ở đây
A. Đáp án A viết ở đây
B. Đáp án B viết ở đây
C. Đáp án C viết ở đây
D. Đáp án D viết ở đây
Mã:
Chú ý
[b][color=blue]Bài x.[/color][/b] (Đề thi thử lần y, trường z)
Đề bài viết ở đây
[b][color=blue]A.[/color][/b] Đáp án A viết ở đây
[b][color=blue]B.[/color][/b] Đáp án B viết ở đây
[b][color=blue]C.[/color][/b] Đáp án C viết ở đây
[b][color=blue]D.[/color][/b] Đáp án D viết ở đây
Thứ ba: Phải giải quyết xong bài trước đó, rồi mới post bài tiếp theo.
 
Bài 6, chuyên Lương Văn Tụy, 2,2012.
Trong mạch dao động điện từ LC lí tưởng, chọn đáp án sai?
A. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên cùng tần số nhưng ngược pha nhau.
B. Điện trường trong vùng không gian giữa hai bản tụ biến thiên cùng tần số cùng pha với từ trường của dòng điện trong cuộn dây.
C. Độ biến thiên năng lượng từ trường bằng và trái dấu với độ biến thiên của năng lượng từ trường.
D. Điện trường trong vùng không gian giữa hai bản tụ biến thiên cùng tần số vuông pha với từ trường của dòng điện trong cuộn dây.
 
Bài 6, chuyên Lương Văn Tụy, 2,2012.
Trong mạch dao động điện từ LC lí tưởng, chọn đáp án sai?
A. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên cùng tần số nhưng ngược pha nhau.
B. Điện trường trong vùng không gian giữa hai bản tụ biến thiên cùng tần số cùng pha với từ trường của dòng điện trong cuộn dây.
C. Độ biến thiên năng lượng từ trường bằng và trái dấu với độ biến thiên của năng lượng từ trường.
D. Điện trường trong vùng không gian giữa hai bản tụ biến thiên cùng tần số vuông pha với từ trường của dòng điện trong cuộn dây.
Chọn đáp án D
A và D là 2 đáp án mâu thuẫn nên chỉ một cái đúng. Mà điện trường và từ trường biến thiên ngươc pha nên chọn D.
 
Bài 6, chuyên Lương Văn Tụy, 2,2012.
Trong mạch dao động điện từ LC lí tưởng, chọn đáp án sai?
A. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên cùng tần số nhưng ngược pha nhau.
B. Điện trường trong vùng không gian giữa hai bản tụ biến thiên cùng tần số cùng pha với từ trường của dòng điện trong cuộn dây.
C. Độ biến thiên năng lượng từ trường bằng và trái dấu với độ biến thiên của năng lượng từ trường.
D. Điện trường trong vùng không gian giữa hai bản tụ biến thiên cùng tần số vuông pha với từ trường của dòng điện trong cuộn dây.

Mình chọn B: Điện trường trong vùng không gian giữa hai bản tụ biến thiên cùng tần số cùng pha với từ trường của dòng điện trong cuộn dây.
Vì mình nghĩ câu D đúng
 
Mình chọn B: Điện trường trong vùng không gian giữa hai bản tụ biến thiên cùng tần số cùng pha với từ trường của dòng điện trong cuộn dây.
Vì mình nghĩ câu D đúng
SGK nói : "Cả E và B đều biến thiên điều hòa theo không gian và thời gian, và luôn đồng pha"
 
Bài 7 :(Chuyên Lê Quý Đôn-Lần 3)
Một mạch dao động điện từ lý tưởng gồm cuộn dây có độ tự cảm L và hại tụ điện có cùng điện dung C mắc song song. Điện áp cực đại trên mạch là ${{U}_{0}}$.Đúng vào thời điểm năng lượng điện trường trên mạch bằng năng lượng từ trường người ta loại bỏ một tụ ra khỏi mạch dao động. Điện áp cực đại trên mạch dao động sau đó là:
A.$\sqrt{\dfrac{2}{3}}{{U}_{0}}$
B. ${{U}_{0}}$
C. $\dfrac{3}{2}{{U}_{0}}$
D. $\sqrt{\dfrac{3}{2}}{{U}_{0}}$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài 7 ( Chuyên Lê Quý Đôn L3)
Năng lượng ban đầu của bộ tụ $W=CU_o^2$
Tại thời điểm năng lượng từ trường bằng năng lượng điện trường thì
$U_1=U_1=\dfrac{U_o}{\sqrt{2}}$
Năng lượng trên một tụ lúc này là $W_1=W_2=\dfrac{CU_o}{4}$
Sau khi tháo một tụ năng lượng còn lại
$W'=\dfrac{3CU_o}{4}=\dfrac{CU^2}{2}$
Chọn D
 
Bài toán - Tứ Kỳ lần 3
Khi nối cuộn cảm có độ tự cảm L = 4µH và điện trở R=0,1Ω vào hai cực của một nguồn điện một chiều có suất điện động không đổi và điện trở trong r=2,4Ω thì cường độ dòng điện trong mạch bằng I. Dùng nguồn điện đó để nạp điện cho tụ điện có điện dung C=8pF. Khi điện tích trên tụ điện đạt giá trị cực đại, ngắt tụ khỏi nguồn điện rồi nối tụ với cuộn cảm nói trên tạo thành mạch dao động. Do cuộn cảm có điện trở R nên mạch dao động tắt dần, để duy trì dao động của mạch với điện tích cực đại của tụ điện như trên người ta phải cung cấp cho mạch công suất trung bình bằng 1,6µW. Giá trị của I bằng
A. 0,8A
B. 0,4A
C. 1,6A
D. 0,2A
 
Bài 6, chuyên Lương Văn Tụy, 2,2012.
Trong mạch dao động điện từ LC lí tưởng, chọn đáp án sai?
A. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên cùng tần số nhưng ngược pha nhau.
B. Điện trường trong vùng không gian giữa hai bản tụ biến thiên cùng tần số cùng pha với từ trường của dòng điện trong cuộn dây.
C. Độ biến thiên năng lượng từ trường bằng và trái dấu với độ biến thiên của năng lượng từ trường.
D. Điện trường trong vùng không gian giữa hai bản tụ biến thiên cùng tần số vuông pha với từ trường của dòng điện trong cuộn dây.
MÌnh chọn A vì Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên cùng tần số vuông fa
 
MÌnh chọn A vì Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên cùng tần số vuông fa
Trên này đã giái thích rõ rồi mà, bạn chú ý chứ?
Biểu thức điện trường: $E = \dfrac{U}{d} = \dfrac{q}{Cd}$
Nên E cùng pha với q
Biểu thức từ trường: $B = 4\pi .10^{-7}n.i$
Nên B cùng pha với i
q và i vuông pha nên E và B vuông pha
 
Bài 7 (Chuyên sư phạm HN lần 2 2013)
Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm 1 cuộn dây có độ tự cảm L và một bộ tụ điện gồm một tụ điện cố định C0 mắc nối tiếp với một tụ xoay C.Tụ xoay có điện dung thay đổi từ 10pF đến 250pF. Nhờ vậy máy co thể thu được bước sóng từ 10m đến 30m. Độ tự cảm L:
A. 1,24μm
B. 0,94μm
C. 0,74μm
D. 0,84μm
 
Bài 7 (Chuyên sư phạm HN lần 2 2013)
Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm 1 cuộn dây có độ tự cảm L và một bộ tụ điện gồm một tụ điện cố định C0 mắc nối tiếp với một tụ xoay C.Tụ xoay có điện dung thay đổi từ 10pF đến 250pF. Nhờ vậy máy co thể thu được bước sóng từ 10m đến 30m. Độ tự cảm L:
A. 1,24μm
B. 0,94μm
C. 0,74μm
D. 0,84μm

Ta có:
$\lambda =2\pi .c.\sqrt{LC}$
Lập tỉ số:

$\dfrac{C_{1}+C_{0}}{C_{2}+C_{0}}=(\dfrac{\lambda _{1}}{\lambda _{2}})^{2}

\Rightarrow C_{0}=20pF\Rightarrow L=0,94\mu H$
Chọn B
Sửa lại đơn vị nhé bạn !
 
Bài 8. ĐHSP TPHCM lần 4
Một sóng điện từ đang truyền từ một đài phát sóng ở Hà Nội đến máy thu. Tại điểm A có sóng truyền về hướng Bắc, ở một thời điểm nào đó, khi cường độ điện trường là 4V/m và đang có hướng Đông thì cảm ứng từ là vecto B. Biết cường độ điện trường cực đại là 10V/m và cảm ứng từ cực đại là 0,15T. Cảm ứng từ vecto B có hướng và độ lớn là:
A. xuống; 0,06T
B. lên; 0,06T
C. xuống; 0,075T
D. lên; 0,075T
 
Bài 8. ĐHSP TPHCM lần 4
Một sóng điện từ đang truyền từ một đài phát sóng ở Hà Nội đến máy thu. Tại điểm A có sóng truyền về hướng Bắc, ở một thời điểm nào đó, khi cường độ điện trường là 4V/m và đang có hướng Đông thì cảm ứng từ là vecto B. Biết cường độ điện trường cực đại là 10V/m và cảm ứng từ cực đại là 0,15T. Cảm ứng từ vecto B có hướng và độ lớn là:
A. xuống; 0,06T
B. lên; 0,06T
C. xuống; 0,075T
D. lên; 0,075T

http://vatliphothong.vn/t/3033/page-3#post-15904
A. xuống; 0,06T
 
Bài 9. Quỳnh Lưu, lần 2
Một mạch dao động LC lí tưởng. Ban đầu nối hai đầu cuộn cảm thuần với nguồn điện không đổi có $r=2\Omega $, suất điện động $\varepsilon $. Sau khi dòng điện qua mạch ổn định, người ta ngắt cuộn dây với nguồn và nối nó với tụ điện thành mạch kín thì điện tích cực đại của tụ là $4.10^{-6}C$. Biết khỏang thời gian ngắn nhất kể từ khi năng lượng từ trường đạt giá trị cực đại đến khi năng lương trên tụ bằng 3 lần năng lượng trên cuộn cảm là $\dfrac{\pi }{6}.10^{-6}s$. Giá trị của suất điện động $\varepsilon $ là
A. 4V
B. 6V
C. 8V
D. 2V
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Quảng cáo

Back
Top