[2013] Bài tập Dao động và sóng điện từ trong các đề thi thử Vật lí

Tăng Hải Tuân

Well-Known Member
Administrator
Hôm nay mình lập topic nhằm có một cái nhìn tổng quan về bài tập Dao động và sóng điện từ trong các đề thi thử, đặc biệt là đề thi thử các trường Chuyên trên cả nước, mong các bạn tham gia nhiệt tình ^^!
Nội quy của topic như sau:
Thứ nhất: Thực hiện đúng nội quy của diễn đàn tại đây
Thứ hai: Các bài post phải đánh số thứ tự, và phải trình bày theo mẫu sau:
(có được bằng cách ấn vào nút LB trên khung soạn thảo)
Bài x. (Đề thi thử lần y, trường z)
Đề bài viết ở đây
A. Đáp án A viết ở đây
B. Đáp án B viết ở đây
C. Đáp án C viết ở đây
D. Đáp án D viết ở đây
Mã:
Chú ý
[b][color=blue]Bài x.[/color][/b] (Đề thi thử lần y, trường z)
Đề bài viết ở đây
[b][color=blue]A.[/color][/b] Đáp án A viết ở đây
[b][color=blue]B.[/color][/b] Đáp án B viết ở đây
[b][color=blue]C.[/color][/b] Đáp án C viết ở đây
[b][color=blue]D.[/color][/b] Đáp án D viết ở đây
Thứ ba: Phải giải quyết xong bài trước đó, rồi mới post bài tiếp theo.
 
Bài 9. Quỳnh Lưu, lần 2
Một mạch dao động LC lí tưởng. Ban đầu nối hai đầu cuộn cảm thuần với nguồn điện không đổi có $r=2\Omega $, suất điện động $\varepsilon $. Sau khi dòng điện qua mạch ổn định, người ta ngắt cuộn dây với nguồn và nối nó với tụ điện thành mạch kín thì điện tích cực đại của tụ là $4.10^{-6}C$. Biết khỏang thời gian ngắn nhất kể từ khi năng lượng từ trường đạt giá trị cực đại đến khi năng lương trên tụ bằng 3 lần năng lượng trên cuộn cảm là $\dfrac{\pi }{6}.10^{-6}s$. Giá trị của suất điện động $\varepsilon $ là
A. 4V
B. 6V
C. 8V
D. 2V

Bài làm:
Ta có:
Theo giản đồ vec-tơ thì ta có khỏang thời gian ngắn nhất kể từ khi năng lượng từ trường đạt giá trị cực đại đến khi năng lương trên tụ bằng 3 lần năng lượng trên cuộn cảm là $\dfrac{T}{12}$ nên ta có:
$$\omega =10^6.$$
Dòng điện cực đại:
$$I_o = Q_o \omega =4.$$
$$\varepsilon =I_o r=8(V).$$
Chọn $C$.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài làm:
Ta có:
Theo giản đồ vec-tơ thì ta có khỏang thời gian ngắn nhất kể từ khi năng lượng từ trường đạt giá trị cực đại đến khi năng lương trên tụ bằng 3 lần năng lượng trên cuộn cảm là $\dfrac{T}{12}$ nên ta có:
$$\omega =10^6.$$
Dòng điện cực đại:
$$I_o = Q_o \omega =4.$$
$$\varepsilon =I_o r=8(V).$$
Chọn $C$.

Năng lượng từ trường cực đại khi q=0. Cậu nhầm với năng lượng điện trường cực đại thì phải?
 
Hướng giải :
Với mức độ thế này là quá là khó đối với một câu mach điện trong đề thi đại hoc.
  • Lúc mắc nguồn điên vào mach cường đô dòng điên là $I_0=\dfrac{E}{r+R_0+R}=1,2V$
  • Hiêu điên thế của mach khi ngắt nguồn là $$U=U_{AB}=I.\left ( R+R_0\right )=10,8 V$$
  • Năng lương của mach dao đông là $W=0,2J$
  • Năng lương còn lai môt nửa chính là nhiêt lương tỏa ra trên hai điên trở $Q=I^2\left ( R+R_0 \right ) $và $Q_1=I^2.R_0$ $$\Rightarrow \dfrac{Q}{Q_1}=\dfrac{R+R_{0}}{R}\Rightarrow Q_{1}=Q\dfrac{R}{R+R_{0}}$$
Bài này tính W=0,2 như thế nào đấy, nếu là 0,2 em thay vào tính chẳng thấy đáp án nào cả, anh giải thích hộ em với.
 
Bài này tính W=0,2 như thế nào đấy, nếu là 0,2 em thay vào tính chẳng thấy đáp án nào cả, anh giải thích hộ em với.
Cái này anh ấy viết nhầm đấy. Được gần bằng 0.02. Sau bài của anh ấy có 1 cái link *đã thảo luận* đấy. Chỗ đó có bài giải tìm W đúng. Xem lại nhé. (chỗ chị sam1995 hỏi) bài này m đc đáp án 5.62mJ. Với lại cái công thức cuối anh ấy viết nhầm. $Q_1$ tính cho $R_0$ thì là cái tỉ số đó $m$ đc $R_0$ trên $(R_0+R)$ chứ ko phải $R$ trên $(R_0+R).$
 
Hướng giải :
Với mức độ thế này là quá là khó đối với một câu mach điện trong đề thi đại hoc.
  • Lúc mắc nguồn điên vào mach cường đô dòng điên là $I_0=\dfrac{E}{r+R_0+R}=1,2V$
  • Hiêu điên thế của mach khi ngắt nguồn là $$U=U_{AB}=I.\left( R+R_0\right)=10,8 V$$
  • Năng lương của mach dao đông là $W=0,2J$
  • Năng lương còn lai môt nửa chính là nhiêt lương tỏa ra trên hai điên trở $Q=I^2\left( R+R_0 \right) $và $Q_1=I^2.R_0$ $$\Rightarrow \dfrac{Q}{Q_1}=\dfrac{R+R_{0}}{R}\Rightarrow Q_{1}=Q\dfrac{R}{R+R_{0}}$$
Tính năng lượng của mạch dao động như thế nào vậy?
 

Quảng cáo

Back
Top