T

Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa học?

Câu hỏi: Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa học?
A. Ngâm đinh sắt (đã đánh sạch bề mặt) vào dung dịch $CuS{{O}_{4}}$.
B. Ngâm lá kẽm trong dung dịch HC1 loãng
C. Ngâm hợp kim Zn – Fe trong dầu hỏa.
D. Ngâm lá đồng trong dung dịch $F{{e}_{2}}{{\left( S{{O}_{4}} \right)}_{3}}$.
+ Loại B vì: chỉ có một điện cực kẽm (Zn).
+ Loại C vì không có dung dịch chất điện li.
+ Loại D vì: chỉ có một điện cực Cu.
+ Ngâm đinh sắt (đã đánh sạch bề mặt) vào dung dịch $CuS{{O}_{4}}$.
$\to Fe+CuS{{O}_{4}}\xrightarrow[{}]{{}}FeS{{O}_{4}}+Cu\downarrow $
Cu tạo ra bám lên đinh Fe Có 2 điện cực Fe-Cu tiếp xúc trực tiếp.
Dung dịch chất điện li là dung dịch $CuS{{O}_{4}}$.
Xảy ra ăn mòn điện hóa.
Đáp án A.
 

Quảng cáo

Back
Top