Tổng trở của đoạn mạch

thanh thương

Active Member
Bài toán
Hộp X chứa 2 trong 3 linh kiện là R, L, C mắc nối tiếp . Khi đặt điện áp $u=120\cos \left(100\pi t +\dfrac{\pi }{4} \right)$ (V) vào 2 đầu hộp x thì cường độ dđiện qua đoạn mạch có giá trị hiệu dụng là căn hai (A) và trễ pha $\dfrac{\pi }{6}$ so với điện áp u , khi mắc nối tiếp hộp x với cuộn dây có độ tự cảm $L= \dfrac{0.6}{\pi }$ (H), thì điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch bằng tổng điện áp hiệu dụng 2 đầu hộp x và 2 đầu cuộn cảm . Tổng trở của đoạn mạch khi đó là :
A. 118
B. $60\sqrt{3}$
C. 228
D. 180
Các bạn thông cảm chỗ gõ công thức của mình , viết lun hơi cho dễ. Cảm ơn!
 
Bài toán
Hộp X chứa 2 trong 3 linh kiện là R, L, C mắc nối tiếp . Khi đặt điện áp u=120cos(100pi. T +pi/4 )(v)vào 2 đầu hộp x thì cường độ dđiện qua đoạn mạch có giá trị hiệu dụng là căn hai (A) và trễ pa pi/6 so với điện áp u , khi mắc nối tiếp hộp x với cuộn dây có độ tự cảm L= 0.6/PI (H), thì điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch bằng tổng điện áp hiệu dụng 2 đầu hộp x và 2 đầu cuộn cảm . Tổng trở của đoạn mạch khi đó là :
A. 118B.
B. 60. Căn3C.
C. 228
D. 180
các bạn thông cảm chỗ gõ công thức của mình , viết lun hơi cho dễ. Cảm ơn!
http://vatliphothong.vn/f/39/ Cố gắng gõ LaTex đi cậu
 
Bài toán
Hộp X chứa 2 trong 3 linh kiện là R, L, C mắc nối tiếp . Khi đặt điện áp $u=120\cos \left(100\pi t +\dfrac{\pi }{4} \right)$ (V) vào 2 đầu hộp x thì cường độ dđiện qua đoạn mạch có giá trị hiệu dụng là căn hai (A) và trễ pa pi/6 so với điện áp u , khi mắc nối tiếp hộp x với cuộn dây có độ tự cảm $L= \dfrac{0.6}{\pi }$ (H), thì điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch bằng tổng điện áp hiệu dụng 2 đầu hộp x và 2 đầu cuộn cảm . Tổng trở của đoạn mạch khi đó là :
A. 118
B. $60\sqrt{3}$
C. 228
D. 180
Các bạn thông cảm chỗ gõ công thức của mình , viết lun hơi cho dễ. Cảm ơn!
Khi xét riêng hộp X ta có
Dễ dàng có hộp X chứa $R,L$ và $Z_X=\dfrac{U}{I}=60$
Khi mắc thêm $L$
$U=U_X+U_L$
$\Rightarrow Z=Z_X+Z_L$
Không biết mình giải đúng hay không
 
Last edited:
Ta thấy hộp X chứa R và L $Z_{x}=60\Omega $
$U=U_x + U_{Lr}$
Cuộn dây không thuần cảm thì hệ thức trên mới xảy ra được.
Giản đồ tính được tất cả các đại lượng.
Thay vào ta có $Z=180\Omega $

---
SPDM xem lại cách gõ công thức nhé. Anh đã sửa lại.
Lil.Tee
 
Ai giải thích chi tiết dùm e vì sao lúc mắc thêm Lại là cuộn cảm không thuần cảm với.
Mình nghĩ thế này
Giả sử hiệu điện thế hai đầu cuộn cảm mắc thêm vào là $U_y$
Ta có
$U=U_x+U_y$
Từ đây suy ra $U_x$ và $U_y$ cùng pha hoặc ngược pha với $U$ thì lúc đó ta mới có công thức cộng được như vậy
Dựa vào đề bài ta có $U_x,U_y$ cùng pha ( Tưởng tượng trên giản đồ )
Suy ra $U_y$ chứa cuộn dây không thuần cảm :)
 

Quảng cáo

Back
Top