T

Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra ăn mòn điện hóa học?

Câu hỏi: Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra ăn mòn điện hóa học?
A. Cho miếng nhôm vào dung dịch NaOH.
B. Ngâm miếng hợp kim Fe-Cu trong dung dịch muối ăn.
C. Cho miếng Na vào dung dịch CuSO4​.
D. Đốt miếng gang (hợp kim Fe-C) trong bình chứa khí oxi.
- Loại A vì: chỉ có 1 điện cực Al
- Loại C vì: Chỉ có 1 điện cực Na
- Loại D vì: Không có dung dịch chất điện li
- B đúng vì:
+ Hợp kim Fe-Cu có 2 điện cực tiếp xúc trực tiếp.
+ Dung dịch chất điện li là dung dịch muối ăn (NaCl).
$\to $ Xảy ra ăn mòn điện hóa.
Note 5: Ăn mòn kim loại
a) Khái niệm và phân loại
Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh.
Bản chất của ăn mòn kim loại: $M\xrightarrow{{}}{{M}^{n+}}+ne$
Có hai loại ăn mòn kim loại: Ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa

Ăn mòn hóa học
Ăn mòn điện hóa
image3.png

image4.png

Khi chưa có dây dẫn
$Zn\xrightarrow{{}}Z{{n}^{2+}}+2e$
$2{{H}^{+}}+2e\xrightarrow{{}}{{H}_{2}}\uparrow $
- Không sinh ra dòng điện.
- Không tạo ra cặp pin điện hóa, các electron của kim loại chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.
- Khí H2​ thoát ra trên bề mặt Zn, khi đó Zn bị ăn mòn chậm.
Khi có dây dẫn
Cực âm (anot): $Zn\xrightarrow{{}}Z{{n}^{2+}}+2e$
Cực dương (catot): $2{{H}^{+}}+2e\xrightarrow{{}}{{H}_{2}}\uparrow $
- Kim điện kế quay $\to $ Có sinh ra dòng điện.
- Tạo ra cặp pin điện hóa Zn-Cu, dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương.
- Khí H2​ sinh ra trên bề điện cực Cu, khi đó Zn bị ăn mòn nhanh hơn.
b) Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa:
Ví dụ 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuCl2​
$Fe+CuC{{l}_{2}}\xrightarrow{{}}FeC{{l}_{2}}+Cu\downarrow \to $ Cu tạo ra bám lên thanh Fe $\to $ Tạo ra cặp pin điện hóa Fe-Cu tiếp xúc trực tiếp với dung dịch chất điện li là CuCl2​ $\to $ Xảy ra ăn mòn điện hóa.
Đáp án B.
 

Quảng cáo

Back
Top