T

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ánh sáng đơn sắc?

Câu hỏi: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ánh sáng đơn sắc?
A. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
B. Trong cùng một môi truờng truyền (có chiết suất tuyệt đối lớn hơn 1), vận tốc ánh sáng tím nhỏ hơn vận tốc ánh sáng đỏ.
C. Trong chân không, các ánh sáng đơn sắc khác nhau truyền đi với cùng vận tốc.
D. Chiết suất của một môi trường trong suốt đối với ánh sáng lục lớn hơn chiết suất của môi trường đó đối với ánh sáng tím.
Căn cứ vào nđỏ​ < ncam​ < nvàng​ < nlục​ < nlam​ < nchàm​ < ntím​.
Bài toán liên quan đến nguyên nhân hiện tượng tán sắc ánh sáng
- Chiết suất tuyệt đối của môi trường trong suốt: $n=\dfrac{c}{v}=\dfrac{cT}{vT}=\dfrac{\lambda }{{{\lambda }'}}$ ( $\lambda $ và ${\lambda }'$ là bước sóng trong chân không và trong môi trường đó).
- Sự tán sắc ánh sáng là sự phân tách một chùm ánh sáng phức tạp thành các chùm sáng đơn sắc.
- Nguyên nhân của hiện tượng tán sắc là do chiết suất của môi trường trong suốt phụ thuộc màu sắc của ánh sáng và tăng dần từ màu đỏ đến màu tím:
nđỏ​ < ncam​ < nvàng​ < nlục​ < nlam​ < nchàm​ < ntím​.
- Hiện tượng tán sắc chỉ xảy ra khi chùm sáng phức tạp bị khúc xạ (chiếu xiên) qua mặt phần cách hai môi trường có chiết suất khác nhau:
- Tia đỏ lệch ít nhất (góc lệch nhỏ nhất, góc khúc xạ lớn nhất) và tia tím lệch nhiều nhất (góc lệch lớn nhất, góc khúc xạ nhỏ nhất).
Đáp án D.
 

Câu hỏi này có trong đề thi

Quảng cáo

Back
Top