T

Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp $S_1$ và...

Câu hỏi: Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp $S_1$ và $S_2$ cách nhau $50 \mathrm{~cm}$, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình $u_{S 1}=a \cos (\omega t) \mathrm{cm}$ và $u_{S 2}=a \cos (\omega t) \mathrm{cm}$. Xét về một phía của đường trung trực $S_1 S_2$ ta thấy vân bậc $k$ đi qua điểm $M$ có hiệu số $M S_1-M S_2=3 \mathrm{~cm}$ và vân bậc $k+2$ cùng loại với vân bậc $k$ đi qua điểm $N$ có hiệu số $N S_1-N S_2=9 \mathrm{~cm}$. Xét hình vuông $S_1 P Q S_2$ thuộc mặt thoáng chất lỏng. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn $P Q$ là
A. 12
B. 13 .
C. 15 .
D. 14 .
image11.png
Theo giả thuyết bài toán
$
\begin{gathered}
\left\{\begin{array}{l}
M S_1-M S_2=k \lambda=3 \\
N S_1-N S_2=(k+2) \lambda=9
\end{array}\right. \\
\Rightarrow k=1 \text { và } \lambda=3 \mathrm{~cm}
\end{gathered}
$
Vậy $M$ và $N$ là các cực đại giao thoa.
Ta xét thương số
$
\begin{gathered}
\dfrac{S_1 Q-S_2 Q}{\lambda}=\dfrac{(50 \sqrt{2})-(50)}{(3)}=6,9 \\
\Rightarrow P Q \text { có } 13 \text { cực đại. }
\end{gathered}
$
Đáp án B.
 

Quảng cáo

Back
Top