Câu hỏi: Nhúng thanh Ni lần lượt vào các dung dịch: FeCl3, CuCl2, AgNO3, HCl và FeCl2. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Ăn mòn điện hóa học xảy ra khi thỏa mãn đủ 3 điều kiện sau:
- Các điện cực phải khác nhau về bản chất, thường là kim loại A-kim loại B, kim loại A-phi kim B (ví dụ: Fe-C).
- Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.
- Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li (chú ý : không khí ẩm cũng coi là môi trường điện ly yếu)
+ FeCl3: chỉ xảy ra ăn mòn hóa học: Ni + 2FeCl3 $\to $ NiCl2 + 2FeCl2
+ CuCl2: ban đầu Ni bị ăn mòn hóa học: Ni + CuCl2 $\to $ NiCl2 + Cu
Cu sinh ra bám trực tiếp lên Ni $\to $ xảy ra ăn mòn điện hóa đồng thời với ăn mòn hóa học.
+ AgNO3: ban đầu Ni bị ăn mòn hóa học: Ni + 2AgNO3 $\to $ Ni(NO3)2 + 2Ag
Ag sinh ra bám trực tiếp lên Ni $\to $ xảy ra ăn mòn điện hóa đồng thời với ăn mòn hóa học.
+ HC1 và FeCl2: chỉ xảy ra ăn mòn hóa học: Ni + 2HCl $\to $ NiCl2 + H2, Ni không đẩy được Fe ra khỏi muối.
$\to $ Có 2 trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa.
- Các điện cực phải khác nhau về bản chất, thường là kim loại A-kim loại B, kim loại A-phi kim B (ví dụ: Fe-C).
- Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.
- Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li (chú ý : không khí ẩm cũng coi là môi trường điện ly yếu)
+ FeCl3: chỉ xảy ra ăn mòn hóa học: Ni + 2FeCl3 $\to $ NiCl2 + 2FeCl2
+ CuCl2: ban đầu Ni bị ăn mòn hóa học: Ni + CuCl2 $\to $ NiCl2 + Cu
Cu sinh ra bám trực tiếp lên Ni $\to $ xảy ra ăn mòn điện hóa đồng thời với ăn mòn hóa học.
+ AgNO3: ban đầu Ni bị ăn mòn hóa học: Ni + 2AgNO3 $\to $ Ni(NO3)2 + 2Ag
Ag sinh ra bám trực tiếp lên Ni $\to $ xảy ra ăn mòn điện hóa đồng thời với ăn mòn hóa học.
+ HC1 và FeCl2: chỉ xảy ra ăn mòn hóa học: Ni + 2HCl $\to $ NiCl2 + H2, Ni không đẩy được Fe ra khỏi muối.
$\to $ Có 2 trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa.
Đáp án C.