T

Nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch gồm Al2(SO4)3 và...

Câu hỏi: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2​ vào dung dịch gồm Al2​(SO4​)3​ và AlCl3​. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa vào số mol Ba(OH)2​ được biểu diễn bằng đồ thị dưới đây. Nếu số mol Ba(OH)2​ đã dùng là 0,065 mol, thì lượng kết tủa thu được sẽ là:
image2.png
A. 9,33
B. 9,04
C. 9,82
D. 8,55
Gọi {Al2(SO4)3:a(mol)AlCl3:b(mol) ta có bản chất thứ tự các phản ứng xảy ra như sau:
3Ba(OH)2​ + Al2​(SO4​)3​ → 2Al(OH)3​ ↓ + 3BaSO4​ ↓(1)
3a a 2a 3a
3Ba(OH)2​ + 2AlCl3​ → 2Al(OH)3​ ↓ + 3BaCl2​(2)
1,5b b b
Ba(OH)2​ + 2Al(OH)3​ → Ba(AlO2​)2​ + 4H2​O(3)
(a + 0,5b) (2a + b)
Tại A: (1)(2)mmax=mBaSO4+mAl(OH)3=233.3a+78(2a+b)=10,11 (4)
Tại B: (1)(2)(3)nBa(OH)2=4a+2b=0,08 (5)
Vậy: (4)(5){a=0,01(mol)b=0,02(mol)y=3a+1,5b=0,06(mol)
image4.png

Khi kết tủa đạt cực đại tại A, nếu tiếp tục nhỏ thêm Ba(OH)2​ vào, chỉ có Al(OH)3​ bị hòa tan. Đoạn AB chính là đoạn hòa tan kết tủa. Tại điểm B, kết tủa Al(OH)3​ bị hòa tan hết, đường đồ thị nằm ngang khi tăng lượng Ba(OH)2​ là đường kết tủa BaSO4​ không đổi.
Theo đầu bài nBa(OH)2 dùng để hòa tan Al(OH)3​ = 0,065 – 0,06 = 0,005 (mol)
Ba(OH)2​ + 2Al(OH)3​ → Ba(AlO2​)2​ + 4H2​O
0,005 → 0,01
Khối lượng kết tủa còn lại là: m = 10,11 – 0,01.78 = 9,33 (gam).
Đáp án A.
 

Quảng cáo

Back
Top