T

Kim loại crom tan được trong dung dịch:

Câu hỏi: Kim loại crom tan được trong dung dịch:
A. HNO3​ (đăc, nguội).
B. HCl (nóng).
C. H2​SO4​ (đặc, nguội).
D. NaOH (loãng).
+ Cr thụ động trong HNO3​ (đặc, nguội) và H2​SO4​ (đặc, nguội) Loại A, B
+ Cr không tác dụng với dung dịch NaOH Loại D
+ Cr+2HClCrCl2+H2
Note: Tính chất hóa học quan trọng của crom và hợp chất
1) Crom
- Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt.
- Tác dụng với phi kim tạo ra Cr (III)
4Cr+3O2t2Cr2O3;2Cr+3Cl2t2CrCl3.
- Tác dụng với HCl, H2​SO4​ khi đun nóng tạo ra Cr (II)
Cr+HClCrCl2+H2;Cr+H2SO4CrSO4+H2
- Crom không tác dụng với NaOH, H2​SO4​ đặc nguội và HNO3​ đặc nguội.
2) Hợp chất của crom
a) Cr2​O3​: Là oxit lưỡng tính, tan trong dung dịch axit và dung dịch kiềm đặc, không tác dụng với kiềm loãng.
Cr2O3+6HCl2CrCl3+H2O ;
Cr2O3+2NaOH(n~ae¨c)t2NaCrO2+H2O
b) Cr(OH)3​: Là hiđroxit lưỡng tính
Cr(OH)3+3H+Cr3++3H2O ;
Cr(OH)3+OHCrO2+2H2O
c) CrO3​ là oxit axit và có tính oxi hóa rất mạnh
- Là oxit axit ứng với 2 axit:
CrO3+H2OH2CrO4 (axit cromic);
2CrO3+H2OH2Cr2O7 (axit đicromic)
- Là chất oxi hóa rất mạnh, một số chất vô cơ và hữu cơ như S, P, C, C2​H5​OH bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3​.
d) Muối crom (VI)
- Các muối cromat và đicromat có tính oxi hóa mạnh:
6Fe2++14H++Cr+62O726Fe3++2Cr3++7H2O
- Trong dung dịch: Cr2O72maudacam+H2O2CrO42mauvang+2H+
Đáp án B.
 

Quảng cáo

Back
Top