Hỏi : Cách lập giản đồ vectơ khi nhìn vào một bài toán điện.

dtdt95

Active Member
Mình đang học đến phần điện xoay chiều, chắc ai cũng biết giản đồ vectơ là 1 công cụ rất hiệu quả cho bài toán này. Tuy nhiên, để lập như thế nào cho chính xác , đơn giản và hiệu quả thì không phải là dễ dàng. Mình lập topic này mong các bạn, anh chị có kinh nghiệm chia sẻ cho mình khi nhìn vào 1 bài toán điện, ta thường căn cứ vào những gì để biết cách đặt vectơ này, vectơ kia vị trí như thế nào cho đơn giản vì giản đồ vectơ có nhiều cách lập cho 1 bài .

Cám ơn mọi người đã quan tâm.
 

Chuyên mục

dtdt95 đã viết:
Mình đang học đến phần điện xoay chiều, chắc ai cũng biết giản đồ vectơ là 1 công cụ rất hiệu quả cho bài toán này. Tuy nhiên, để lập như thế nào cho chính xác , đơn giản và hiệu quả thì không phải là dễ dàng. Mình lập topic này mong các bạn, anh chị có kinh nghiệm chia sẻ cho mình khi nhìn vào 1 bài toán điện, ta thường căn cứ vào những gì để biết cách đặt vectơ này, vectơ kia vị trí như thế nào cho đơn giản vì giản đồ vectơ có nhiều cách lập cho 1 bài .

Cám ơn mọi người đã quan tâm.

Mình khi làm các bài tạp về điện xoay chiều ít khi dùng tới giản đồ vec tơ mà chủ yếu dùng tới phương pháp đại số, nếu có dùng thì chỉ dùng vecto buộc.Vecto buộc thì cứ đặt các vecto theo đúng quy đinh thôi.Nhưng thừa nhận nhiều bài khi làm bằng giản đồ vec tơ nhanh hơn rất nhiều. Đây là một tài liệu mà mình nghĩ là khá hay, bạn tham khảo thử.
http://www.mediafire.com/view/?nykp32wdued0600
Ngoài ra, bạn thử làm bài này( ĐH-2012) bằng phương pháp đại số và vecto để so sánh



 
dtdt95 đã viết:
Mình đang học đến phần điện xoay chiều, chắc ai cũng biết giản đồ vectơ là 1 công cụ rất hiệu quả cho bài toán này. Tuy nhiên, để lập như thế nào cho chính xác , đơn giản và hiệu quả thì không phải là dễ dàng. Mình lập topic này mong các bạn, anh chị có kinh nghiệm chia sẻ cho mình khi nhìn vào 1 bài toán điện, ta thường căn cứ vào những gì để biết cách đặt vectơ này, vectơ kia vị trí như thế nào cho đơn giản vì giản đồ vectơ có nhiều cách lập cho 1 bài .

Cám ơn mọi người đã quan tâm.
Phương pháp giải bằng giản đồ không phải là phương pháp vạn năng, đại số mới là phương pháp vạn năng, nhưng không thể phủ nhận tính hữu dụng của phương pháp giản đồ. Dưới đây là một vài kinh nghiệm nhỏ mình học được khi dùng giản đồ:
  • -Phương pháp GĐVT chủ yếu sử dụng khi đề bài có yếu tố liên quan đến độ lệch pha, hoặc một số bài toán cực trị (chẳng hạn như khi làm bài cực trị liên quan đến thay đổi $C$ để $U_{C\max}$, vẽ giản đồ ra ta thu được vài kết quả mà đại số thật khó mà tìm ra như: $R^2=Z_L(Z_C-Z_L);U_{Cmax}^2-U_L.U_{Cmax}-U^2=0;...$
  • -Các bài toán liên quan đến độ lệch pha của hai điện áp chéo nhau (chẳng hạn độ lệch pha giữa $U_{RL}\&U_{RC}$ khi có mạch $LRC$ nối tiếp) thì nên vẽ giản đồ vector buộc
  • -Các bài toán khác nên vẽ giản đồ vector trượt cho dễ nhìn
  • -Trong một số trường hợp, góc lệch đặc biệt là $\dfrac{\pi}{2}$, giải bằng đại số có thể thu được kết quả nhanh hơn
Nói chung là tuy cơ ứng biến thôi :D mình cũng chẳng biết gì đâu, chém gió thôi :)
 
Nhìn vào một câu điện, khi nào biết giải theo hướng đại số, khi nào giải theo vecto. Khi làm bài ở nhà thì cách này không ra còn cách kia, nhưng trong phòng thi đâu có nhiều thời gian như vậy. Bạn nào có kinh nghiệm giải mấy bài toán điện chỉ mình với!!!
 
Nhìn vào một câu điện, khi nào biết giải theo hướng đại số, khi nào giải theo vecto. Khi làm bài ở nhà thì cách này không ra còn cách kia, nhưng trong phòng thi đâu có nhiều thời gian như vậy. Bạn nào có kinh nghiệm giải mấy bài toán điện chỉ mình với!!!

Bài toán cho độ lệch pha giữa các đoạn mạch thì dùng giản đồ bạn ạ.
các đoạn mạch chồng chéo lên nhau và ít dữ kiện nữa.
còn giờ còn giải bằng đại số mấy đầu dùng số phức máy tính bấm cho nhanh.
Những bài cực trị thì giải bằng đại số kết hợp với giản đồ có thể BĐT nữa mới ra được
 

Quảng cáo

Back
Top