Câu hỏi: Giải VBT ngữ văn 7 bài Từ Hán Việt (tiếp theo)
Điền từ thích hợp vào các câu
Phương pháp giải:
So sánh sắc thái biểu cảm của các từ ngữ trong từng cặp để chọn từ ngữ thích hợp với nội dung của câu.
Lời giải chi tiết:
Những từ ngữ thích hợp là:
- (thân mẫu, mẹ):
+ Công cha như núi Thái Sơn,
+ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
+ Nhà máy dệt kim Vinh mang tên Hoàng Thị Loan - thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- (phu nhân, vợ):
+ Tham dự buổi chiêu đãi có ngài đại sứ và phu nhân.
+ Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn.
- (lâm chung, sắp chết):
+ Con chim sắp chết thì tiếng kêu thương,
+ Con người sắp chết thì lời nói phải.
+ Lúc lâm chung ông cụ còn dặn dò con cháu phải yêu thương nhau.
- (giáo huấn, dạy bảo):
+ Mọi cán bộ đều phải thực hiện lời giáo huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
+ Con cái cần phải nghe lời dạy bảo của cha mẹ.
Đọc đoạn văn trong truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thuỷ và tìm những từ ngữ Hán Việt góp phần tạo sắc thái cổ xưa.
Phương pháp giải:
Những từ Hán Việt tạo sắc thái cổ xưa hiện nay ít được dùng trong đời sống hàng ngày. Lưu ý: chỉ tìm những từ ngữ Hán Việt mang sắc thái cổ xưa chứ không phải kể ra tất cả từ Hán Việt có trong đoạn văn.
Lời giải chi tiết:
Những từ Hán Việt góp phần tạo sắc thái cổ xưa: Nam Hải, cố thủ, giảng hòa, cầu thân, thiếu nữ, nhan sắc tuyệt trần.
Nhận xét về cách dùng từ Hán Việt: bảo vệ, mĩ lệ trong các VD. Hãy dùng các từ thuần Việt thay thế các từ Hán Việt trên cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp bình thường.
Phương pháp giải:
Trước hết nhận xét cách dùng từ Hán Việt "bảo vệ" và "mĩ lệ" trong hai câu văn đã cho có phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp bình thường hay không. Sau đó, tìm từ thuần Việt có nghĩa tương ứng phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
Lời giải chi tiết:
- Việc dùng các từ "bảo vệ" và "mĩ lệ" không phù hợp với hoàn cảnh và làm cho lời nói thiếu tự nhiên.
- Sửa:
+ bảo vệ => giữ gìn
+ mĩ lệ => bóng bẩy, đẹp đẽ.
So sánh các cặp từ ngữ sau:
a. Các từ ở nhóm A khác các từ ngữ tương ứng ở nhóm B như thế nào về mặt cấu tạo?
b. Hiện nay, trong giao tiếp, người ta thường dùng từ ngữ ở nhóm A hay nhóm B? Tại sao?
Phương pháp giải:
So sánh về cấu tạo tức là so sánh các yếu tố cấu tạo từ ngữ (Hán Việt hay thuần Việt) và trật tự giữa các yếu tố (theo trật tự Hán hay theo trật tự Việt). Liên hệ với thực tế để xem xét việc sử dụng từ ngữ ở nhóm A hay nhóm B là phổ biến trong giai đoạn hiện nay. Sự khác nhau được đánh dấu bằng dấu +, sự không khác nhau được đánh dấu bằng dấu -.
Lời giải chi tiết:
a.
b. Hiện nay người ta thường dùng các từ ngữ ở nhóm B vì nó phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp thông thường, phù hợp với cấu tạo ngữ pháp của tiếng Việt.
Tìm 5 tên riêng có cấu tạo Việt, không phải là từ Hán Việt. Những tên riêng này có sắc thái biểu cảm như thế nào?
Phương pháp giải:
Tên người, tên địa lí của Việt Nam thường là từ ngữ Hán Việt, nhưng cũng có một số tên người, tên địa lí không phải là từ Hán Việt như cô Mây, sông Cả...
Lời giải chi tiết:
- 5 tên riêng có cấu tạo Việt, không phải là từ Hán Việt: sông Hồng, bạn Huệ, chị Thêm, đồng Tháp Mười, anh Năm, thành phố Huế...
- Những tên riêng này có sắc thái biểu cảm: gần gũi, dân dã, gắn liền với đời sống văn hóa, ngôn ngữ của địa phương.
Câu 1
Câu 1 (trang 65 VBT Ngữ văn 7, tập 1)Điền từ thích hợp vào các câu
Phương pháp giải:
So sánh sắc thái biểu cảm của các từ ngữ trong từng cặp để chọn từ ngữ thích hợp với nội dung của câu.
Lời giải chi tiết:
Những từ ngữ thích hợp là:
- (thân mẫu, mẹ):
+ Công cha như núi Thái Sơn,
+ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
+ Nhà máy dệt kim Vinh mang tên Hoàng Thị Loan - thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- (phu nhân, vợ):
+ Tham dự buổi chiêu đãi có ngài đại sứ và phu nhân.
+ Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn.
- (lâm chung, sắp chết):
+ Con chim sắp chết thì tiếng kêu thương,
+ Con người sắp chết thì lời nói phải.
+ Lúc lâm chung ông cụ còn dặn dò con cháu phải yêu thương nhau.
- (giáo huấn, dạy bảo):
+ Mọi cán bộ đều phải thực hiện lời giáo huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
+ Con cái cần phải nghe lời dạy bảo của cha mẹ.
Câu 2
Câu 2 (trang 66 VBT Ngữ văn 7, tập 1)Đọc đoạn văn trong truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thuỷ và tìm những từ ngữ Hán Việt góp phần tạo sắc thái cổ xưa.
Phương pháp giải:
Những từ Hán Việt tạo sắc thái cổ xưa hiện nay ít được dùng trong đời sống hàng ngày. Lưu ý: chỉ tìm những từ ngữ Hán Việt mang sắc thái cổ xưa chứ không phải kể ra tất cả từ Hán Việt có trong đoạn văn.
Lời giải chi tiết:
Những từ Hán Việt góp phần tạo sắc thái cổ xưa: Nam Hải, cố thủ, giảng hòa, cầu thân, thiếu nữ, nhan sắc tuyệt trần.
Câu 3
Câu 3 (trang 66 VBT Ngữ văn 7, tập 1)Nhận xét về cách dùng từ Hán Việt: bảo vệ, mĩ lệ trong các VD. Hãy dùng các từ thuần Việt thay thế các từ Hán Việt trên cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp bình thường.
Phương pháp giải:
Trước hết nhận xét cách dùng từ Hán Việt "bảo vệ" và "mĩ lệ" trong hai câu văn đã cho có phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp bình thường hay không. Sau đó, tìm từ thuần Việt có nghĩa tương ứng phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
Lời giải chi tiết:
- Việc dùng các từ "bảo vệ" và "mĩ lệ" không phù hợp với hoàn cảnh và làm cho lời nói thiếu tự nhiên.
- Sửa:
+ bảo vệ => giữ gìn
+ mĩ lệ => bóng bẩy, đẹp đẽ.
Câu 4
Câu 4 (trang 66 VBT Ngữ văn 7, tập 1)So sánh các cặp từ ngữ sau:
A | B |
Phi cơ | Máy bay |
Phi trường | Sân bay |
Ái quốc | Yêu nước |
Dân ý | Ý dân |
Chỉ huy sở | Sở chỉ huy |
Đoàn trưởng | Trưởng đoàn |
b. Hiện nay, trong giao tiếp, người ta thường dùng từ ngữ ở nhóm A hay nhóm B? Tại sao?
Phương pháp giải:
So sánh về cấu tạo tức là so sánh các yếu tố cấu tạo từ ngữ (Hán Việt hay thuần Việt) và trật tự giữa các yếu tố (theo trật tự Hán hay theo trật tự Việt). Liên hệ với thực tế để xem xét việc sử dụng từ ngữ ở nhóm A hay nhóm B là phổ biến trong giai đoạn hiện nay. Sự khác nhau được đánh dấu bằng dấu +, sự không khác nhau được đánh dấu bằng dấu -.
Lời giải chi tiết:
a.
Các cặp từ ngữ tương ứng | Có sự khác nhau về yếu tố cấu tạo | Có sự khác nhau về trật tự cấu tạo |
Phi cơ – máy bay | + | |
Phi trường – sân bay | + | |
Ái quốc – yêu nước | + | |
Dân ý – ý dân | | + |
Chỉ huy sở – sở chỉ huy | | + |
Đoàn trưởng – trưởng đoàn | | + |
Câu 5
Câu 5 (trang 67 VBT Ngữ văn 7, tập 1)Tìm 5 tên riêng có cấu tạo Việt, không phải là từ Hán Việt. Những tên riêng này có sắc thái biểu cảm như thế nào?
Phương pháp giải:
Tên người, tên địa lí của Việt Nam thường là từ ngữ Hán Việt, nhưng cũng có một số tên người, tên địa lí không phải là từ Hán Việt như cô Mây, sông Cả...
Lời giải chi tiết:
- 5 tên riêng có cấu tạo Việt, không phải là từ Hán Việt: sông Hồng, bạn Huệ, chị Thêm, đồng Tháp Mười, anh Năm, thành phố Huế...
- Những tên riêng này có sắc thái biểu cảm: gần gũi, dân dã, gắn liền với đời sống văn hóa, ngôn ngữ của địa phương.