Điện lượng đi qua tiết diện dây trong 0.25T

Bài toán
Cường độ dòng điện xoay chiều chạy qua một đoạn dây dẫn là $i=4.\cos \left(100\pi. T+\dfrac{\pi }{6} \right)$ ; trong đó t (s) và i (A). Điện lượng đi qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 0,25 chu kỳ kể từ lúc i=0 là:
A. $0,006 \left(C\right)$
B. $0,0025 \left(C\right)$
C. $0,004 \left(C\right)$
D. $\dfrac{1}{25\pi} \left(C\right)$
 
Bài toán
Cường độ dòng điện xoay chiều chạy qua một đoạn dây dẫn là $i=4.\cos \left(100\pi.t+\dfrac{\pi }{6} \right)$; trong đó t (s) và i (A). Điện lượng đi qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 0,25 chu kỳ kể từ lúc i=0 là:
A. $0,006 (C)$
B. $0,0025 (C)$
C. $0,004 (C)$
D. $\dfrac{1}{25\pi} (C)$
Bài làm:
Vì bài toán cho khoảng thời gian là $\dfrac{T}{4}$- đặc biệt nên dùng tích phân là thứ yếu.
Tuy nhiên đây là công cụ mạnh, và tổng quát cho nhiều bài.
Cách của sooley là ngắn nhất.
Câu này trong đề hocmai.vn lần 4.
Giải bằng tích phân:
Ta chọn thời điểm dòng điện bằng 0 là $\dfrac{1}{300}$.
Thời điểm về sau là $\dfrac{1}{120}$.
Ta có:
$$q=\int_{\dfrac{1}{300}}^{\dfrac{1}{120}} 4.\cos \left(100\pi.t+\dfrac{\pi }{6} \right)dt.$$
Ta có $$q=-\dfrac{1}{25\pi} (C).$$
Chọn $D$(lấy độ lớn).
 
Bài làm
Mình dùng vòng tròn lượng giác $i=0$ tức là i ở vị trí cân bằng thì Q đang ở biên vật sau $0,25T$ quét góc $\dfrac{\pi}{2}$ $\Rightarrow$ điện lương qua là $Q_{0}=\dfrac{1}{25\pi}\Rightarrow$ D
Bạn có thể giải thích cho mình kĩ hơn chỗ đỏ đỏ không.
Cảm ơn bạn nhiều lắm :D
 
Bạn có thể giải thích cho mình kĩ hơn chỗ đỏ đỏ không.
Cảm ơn bạn nhiều lắm :D
Có $Q_{0}=\dfrac{1}{25\pi}$Khi quét góc $\dfrac{\pi}{2}$ thì coi như đi đi từ biên về vị trí cân bằng vậy nó đi được đoạn có $Q_{0}=\dfrac{1}{25\pi}$
 

Quảng cáo

Back
Top