T

Đặt 2 cốc A và B có chứa dung dịch HCl loãng (dùng dư) trên hai...

Câu hỏi: Đặt 2 cốc A và B có chứa dung dịch HCl loãng (dùng dư) trên hai đĩa cân, cân đang ở trạng thái thăng bằng. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho 1 mol CaCO3​ vào cốc A và 1 mol KHCO3​ vào cốc B.
(b) Cho 5,6 gam Fe vào cốc A và 5,6 gam CaO vào cốc B.
(c) Cho 1 mol NaOH vào cốc A và 1 mol MgCO3​ vào cốc B.
(d) Cho 0,3 mol Na2​S vào cốc A và 0,2 mol Zn vào cốc B.
Giả sử nước bay hơi không đáng kể, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn số trường hợp cân trở lại vị trí thăng bằng là
A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Khối lượng cân tăng lên = khối lượng chất thêm vào – khối lượng khí thoát ra
(a) CaCO3​ + 2HCl CaCl2​ + CO2 ​+ H2​O (m1​ = ${{m}_{CaC{{O}_{3}}}}{{m}_{C{{O}_{2}}}}$ = 1.100 – 1.44 = 56g)
KHCO3​ + HCl KCl + CO2 ​+ H2​O (m2​ = ${{m}_{KHC{{O}_{3}}}}{{m}_{C{{O}_{2}}}}$ = 1.100 – 1.44 = 56g)
Cân thăng bằng.
(b) Fe + 2HCl FeCl2​ + H2​ (m1​ = ${{m}_{Fe}}{{m}_{{{H}_{2}}}}$ = 5,6 – 0,1.2 = 5,4g)
CaO + 2HCl CaCl2​ + H2​O (m2​ = mCaO​ = 5,6g)
Cân bị lệch về bên cốc B.
(c) NaOH + HCl NaCl + H2​O (m1​ = mNaOH​ = 1.40 = 40g)
MgCO3​ + 2HCl MgCl2​ + CO2 ​+ H2​O (m2​ = ${{m}_{MgC{{O}_{3}}}}{{m}_{C{{O}_{2}}}}$ = 1.84 – 1.44 = 40g)
Cân thăng bằng.
(d) Na2​S + 2HCl 2NaCl + H2​S (m1​ = ${{m}_{N{{a}_{2}}S}}{{m}_{{{H}_{2}}S}}$ = 0,3.78 – 0,3.34 = 13,2g)
Zn + 2HCl ZnCl2​ + H2 ​(m2​ = ${{m}_{Zn}}{{m}_{{{H}_{2}}}}$ = 0,2.65 – 0,2.2 = 12,6g)
Cân bị lệch về bên cốc A.
Đáp án C.
 

Câu hỏi này có trong đề thi

Quảng cáo

Back
Top