T

Có 3 dung dịch riêng biệt: H2SO4 1M; KNO3 1M; HNO3 1M được đánh số...

Câu hỏi: Có 3 dung dịch riêng biệt: H2​SO4​ 1M; KNO3​ 1M; HNO3​ 1M được đánh số ngẫu nhiên là (1), (2), (3). Tiến hành các thí nghiệm sau:
Trộn 5 ml dung dịch (1) với 5 ml dung dịch (2), thêm bột Cu dư, thu được V1​ lít khí NO.
Trộn 5 ml dung dịch (1) với 5 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được 2V1​ lít khí NO.
Trộn 5 ml dung dịch (2) với 5 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được V2​ lít khí NO.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. So sánh nào sau đây đúng?
A. V2​ = 2V1​.
B. 2V2​ = V1​.
C. V2​ = 3V1​.
D. V2​ = V1​.
Thí nghiệm 1: $(1)+(2)+Cu \text{d }\!\!\ddot{\mathrm{o}}\!\!\text{ }\xrightarrow{{}}{{\text{V}}_{1}} l\acute{i}t NO$
Thí nghiệm 2: $(1)+(3)+Cu \text{d }\!\!\ddot{\mathrm{o}}\!\!\xrightarrow{{}}2{{V}_{1}} \text{l }\!\!\acute{\mathrm{i}}\!\!\text{ t NO}$
Từ đó, dễ nhận thấy: Lượng H+​ ở dung dịch (3) gấp đôi lượng H+​ ở dung dịch (2).
Suy ra, (1) (2) (3) lần lượt là: KNO3​, HNO3​, H2​SO4​.
Xét phản ứng: $3Cu+8{{H}^{+}}+2NO_{3}^{-}\xrightarrow{{}}3C{{u}^{2+}}+2NO+4{{H}_{2}}O$. Kết hợp dữ kiện ở thí nghiệm (1) và (3), dễ thấy: ${{V}_{2}}=3{{V}_{1}}$.
Đáp án C.
 

Quảng cáo

Back
Top